Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương, trong đó phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô
răng sâu hơn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây nên mòn răng cơ học. Dùng tăm xỉa răng không đúng cách cũng gây nên hiện tượng này.
Mòn răng hóa học là do những chất hóa học, điển hình là axit gây nên. Thông thường axit có trong nước ép cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có gaz hoặc các loại thức ăn khác.
Chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nên sự mòn răng. Ngay cả sự tiếp xúc thường xuyên với Clo và các hoá chất khác trong bể bơi cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
Ngoài ra, bất cứ loại thuốc nào có pH axit như viên vitamin C nhai, viên aspirin nhai cũng có thể gây mòn răng khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng.
Mòn răng là một nguyên nhân gây phá hủy mô răng. Trong đa số các trường hợp mòn răng đều có tăng nhạy cảm của răng khi ăn uống. Mòn khuyết ở cổ răng thường bị đau buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt, nếu nặng hơn có thể gây viêm tủy, hoại tử tủy và viêm quanh chóp răng và cuối cùng là việc phải
nhổ răng đó là điều khó tránh khỏi.
Nguyên nhân gây mòn răng bao gồm mòn răng cơ học (chải răng quá mức, nghiến răng…) và mòn răng hóa học (do tiếp xúc với dung dịch có tính acid lâu ngày như nước ngọt có ga, trái cây có vị chua…) hay do nguyên nhân khác.
Việc điều trị mòn răng do BS
nha khoa chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi và sự hợp tác của người bệnh, tính nhạy cảm của răng.
Mòn răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tránh các nguyên nhân gây mòn răng như đã nêu trên. Tốt nhất bạn nên tới BS nha khoa để khám, tránh để răng bị mòn thêm.