Home » Archives for tháng 3 2016
Chào bạn Hạnh !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “cách làm trắng răng bằng vỏ cam” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Phần cùi trắng của cam có chứa một thành phần tự nhiên có tên limonene có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các mảng bám gây ố vàng trên răng. Ngoài ra, cùi cam không có acid citric, thế nên chúng cũng không ảnh hưởng có hại đến men răng của bạn.
Chất limonene không chỉ có tác dụng tẩy trắng răng tự nhiên mà đồng thời vitamin C sẽ ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hàm răng của bạn, giúp cho hàm răng giữ được độ chắc khỏe, hạn chế mảng bám.
Xem thêm: cách làm trắng răng
+ Cách thứ nhất: Mẹo làm trắng răng với vỏ cam và kem đánh răng
Vỏ cam đem phơi khô, sau đó đem xay thành bột mịn bỏ vào lọ đậy bảo quản khô ráo. Khi dùng, bạn chỉ cần trộn một ít với kem đánh răng tạo thành hỗn hợp sệt để chà và chải răng như bình thường. Chú ý chải đều khắp bề mặt răng và cả phần chân răng. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Lưu ý chỉ nên thực hiện 1 tuần khoảng 2-3 lần mà không nên lạm dụng quá nhiều.
+ Cách thứ 2: Chà xát vỏ cam lên răng
Bạn có thể làm trắng răng bằng vỏ cam tại nhà rất đơn giản: Rửa sạch vỏ cam và chà xát phần cùi trắng lên răng trong 5 – 7 phút rồi súc miệng sạch. Kiên trì thực hiện cách này trong 1 tuần bạn sẽ thấy các vết ố vàng giảm đi rõ rệt, hàm răng trắng và sáng hơn. Sau khoảng vài tuần thì bạn sẽ sở hữu hàm răng sáng bóng và loại bỏ được các vết xỉn màu, lốm đốm.
Thực hiện đều đặn, kiên trì bạn sẽ có hàm răng sáng đẹp như cần lưu ý, làm trắng răng bằng nguyên liệu tự nhiên chỉ giúp cho răng sáng bóng hơn so với màu răng cũ khoảng 1-2 tông màu mà thôi với điều kiện bạn thực hiện chăm chỉ và đúng cách. Đối với hàn răng xỉn màu quá mức hoặc do thuốc kháng sinh gây nên thì phương pháp này tỏ ra không hiệu quả.
Xem thêm: tẩy trắng răng bao nhiêu tiền
Nếu bạn mong muốn sở hữu hàm răng sáng bóng ngọc ngà một cách tự nhiên nhất thì cách đơn giản nhất chính là dùng phương pháp Laser Whitening. Đây là công thức sáng bóng hoàn hảo được Hiệp hội nha khoa Pháp khuyên dùng để có hàm răng đẹp và không bám màu trở lại:
- Công nghệ mới cho phép làm trắng răng với tác dụng kích hoạt sâu của ánh sáng laser chỉ sau 30 phút
-Thuốc tẩy trắng an toàn đối với sức khỏe và hoàn toàn không hại đến men răng, không gây ê buốt
- Hiệu quả tẩy trắng có thể duy trì trong vòng 3-5 năm mà không bị nhiễm màu lại.
Công nghệ đã được ứng dụng tại nha khoa Paris cho hàng ngàn khách hàng sở hữu hàm răng xỉn màu, ố vàng nặng và đều cho kết quả tốt.
nguồn: http://taytrangrang.info/2-cach-lam-trang-rang-bang-vo-cam-cuc-nhanh-va-hieu-qua.html
- Nguyên nhân gây viêm lợi cơ bản nhất chính là do các vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng gây nên. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô, khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn. Các cao răng này có thể tồn tại quanh thân răng và cổ răng nhưng nguy hiểm nhất là cao răng dưới lợi mà bạn không thể quan sát được.
Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu do vi khuẩn trên mảng bám cao răng
- Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm cho lợi mẫn cảm với tác động gây tổn thương của mảng bám, làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nướu.
Xem thêm: mọc răng khôn
- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cho giảm khả năng đề kháng đối với cơ thể và viêm lợi có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt.
- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm cũng làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.
Biểu hiện nào cho thấy bạn bị viêm lợi?
Viêm lợi ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện cơ bản là lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng, tuy nhiên răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng và chưa bị lung lay.
Nguyên nhân gây viêm lợi xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không tốt
Ở giai đoạn tiếp theo, khi lợi viêm không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách thì phần lợi bên trong có xu hướng dần tách khỏi răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết. Một khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng tạo thành cao răng và hình thành các túi mủ dướu nướu thì tình trạng viêm lợi đã trở nên rất nghiêm trọng.
Viêm nha chu chính là giai đoạn phát triển sau của bệnh viêm lợi. Phần chân răng sẽ sưng to, chảy máu nhiều hơn và phần lợi có xu hướng chuyển sang màu sẫm và tách khỏi hẳn răng. Khi đó, răng sẽ có xu hướng lung lay, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Xem thêm: nhức răng
Lấy cao răng là cách điều trị viêm lợi đầu tiên mà nha sỹ sẽ hướng tới cho bệnh nhân. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được làm sạch thì phần nướu bị tổn thương nhẹ sẽ dần khôi phục lại, ôm sát chân răng.
Lấy cao răng là cách điều trị viêm lợi cơ bản nhất
Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu chân răng nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh như amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin…phối hợp với metronidazol. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và giảm các hiện tượng đau nhức răng, sưng tấy khi lợi bị viêm. Bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi nếu không có sự chỉ định cụ thể của nha sỹ.
Nếu viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bác sĩ sẽ cần làm sạch cao răng dưới nướu cũng như những túi vi khuẩn giữa lợi và răng và cho bạn dùng kháng sinh. Có nhiều trường hợp, khi viêm nha chu đã ở giai đoạn muộn thì bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thường và có thể gần ghép thêm vạt nướu để tránh tình trạng tụt răng và lung lay chân răng.
Khi cao răng được làm sạch thì lợi cũng sẽ dần hồi phục
Điều trị viêm lợi không quá khó khăn nhưng điều quan trọng là bạn cần thực hiện thăm khám sớm, tránh trường hợp viêm lợi phát triển thành viêm nha chu. Cách tốt nhất là bạn nên tự bảo vệ răng tại nhà bằng cách chải răng đúng cách ngày 2-3 lần sau bữa ăn. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi và men răng. Có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như hạn chế đau nhức do viêm lợi gây ra.
Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng được coi là cách phòng tránh bệnh răng miệng khá hiệu quả nên bạn không nên bỏ qua phương pháp này.
Mọi thắc mắc về viêm lợi và cách chữa trị, bạn có thể gọi tới số hotline 0943 776699 để được các chuyên gia răng miệng tư vấn chi tiết nhất.
nguồn:http://chuadaurang.vn/nguyen-nhan-gay-viem-loi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat.html
Chào bạn Hoàng Hải !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Đau răng uống thuốc gì thì hiệu quả nhất?” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Xem thêm: ê buốt răng
Đau răng chủ yếu là do các loại vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng gây nên. Các vi khuẩn này sẽ tác dụng vào răng hoặc nướu, chân răng gây nên cảm giác đau nhức dữ dội, nặng hơn có thể phá hủy cấu trúc răng, khiến răng lung lay và lâu ngày có thể dẫn tới mất răng. Các loại vi khuẩn gây bệnh về răng chủ yếu là Actinomyces vicosus, Streptococus Mutans gây sâu răng, nha chu viêm, sreptococcus viridians gây áp-xe răng…
Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin C sinh viêm lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da cũng là nguyên nhân khiến răng yếu đi và dễ chịu tác động từ bên ngoài. Canxi, vitamin D3, vitamin A , fluor là những nguyên liệu rất cần thiết cho cấu tạo răng, khoáng hóa răng và giúp răng mọc đúng vị trí, nếu thiếu các loại vitamin này thì răng rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Đau răng nên thuốc gì cho hiệu quả cao nhất?
Các bài thuốc giảm đau răng hiệu quả theo phương pháp dân gian chủ yếu có tác dụng làm giảm đau nhức tạm thời mà không thể chữa trị tận gốc được căn nguyên của vấn đề. Đau răng uống thuốc gì hiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân bệnh lý ra sao sau khi nha sỹ thăm khám trực tiếp. Thông thường, để điều trị ngoại trú khi đau răng sẽ phối hợp hai loại thuốc phổ biến là: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin).
Ngoài ra, nha sỹ có thể cho bệnh nhân phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
Xem thêm: chữa đau răng
Việc bổ sung các loại vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng, giúp giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc khi đau răng thì giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố quyết định đến việc điều trị và chăm sóc răng bị tổn thương. Lựa chọn bàn chải lông mềm chải răng đều đặn ngày 2-3 lần sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám thức ăn trong các kẽ răng. Súc miệng với nước muối hàng ngày cũng giúp giảm đau, tiêu sưng và hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.
Lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần cũng là cách làm sạch cao răng – một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý răng miệng. Nha sỹ sẽ thăm khám và đưa ra cho bạn những lời khuyên chăm sóc răng và điều trị bệnh lý phù hợp nhất.
nguồn: http://chuadaurang.vn/dau-rang-uong-thuoc-gi-hieu-qua-nhat.html
Xem thêm:đá gắn răng
Chào bạn Ái Như!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Đính đá và răng khểnh có dễ bung không?” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau:
Đính đá vào răng khểnh hay răng nanh vẫn có thể duy trì được rất dài lâu
Đính đá vào răng hiện nay đã cải tiến hơn rất nhiều, chắc chắn và bền đẹp hơn trước. Nhờ thế mà kỹ thuật gắn đá đã có thể thỏa mãn cho nhiều vị trí gắn ở các răng khác nhau.
Đương nhiên, nếu đá gắn ở chiếc răng nào mà răng đó phải chịu cọ xát nhiều thì nguy cơ bị bung đá cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ này không đáng kể. Bởi vì nếu răng khểnh có cọ xát thì cũng chỉ cọ xát với nướu là phần mềm, nên không có ảnh hưởng nhiều đến viên đá khi gắn trên răng.
Xem thêm: đính đá vào răng ở đâu
Nếu bạn thực hiện đính đá vào răng khểnh tại nha khoa Paris thì bạn có thể yên tâm vì độ bền chắc của viên đá là rất cao, hoàn toàn có thể duy trì được như khi gắn ở các bị trí răng khác.
“Kỹ thuật gắn đá mà nha khoa Paris đang áp dụng là E.Las tân tiến. Công nghệ này sử dụng chất liệu trám có nguồn gốc từ nhựa thông Nam mỹ và tạo liên kết răng với đá gắn bằng laser er nha khoa.“
Nhờ thế nên viên đá sẽ bám chặt trên răng khó bị bung bật. Hơn nữa, khi gia công đá, viên đá sẽ được chế tác với độ mảnh tối đa mà vẫn đảm bảo ánh sáng đẹp. Do đó, viên đá gắn sẽ bám tạo với bề mặt răng độ mịn, phẳng, không gồ ghề vướng víu nên khó bị bung bật.
Chỉ cần bạn sử dụng đá nha khoa để gắn và sau gắn biết giữ gìn trong chăm sóc hàng ngày, tránh va chạm gây chấn thương mạnh thì có thể yên tâm dù đính đá vào răng khểnh hay bất cứ răng nào khác.
Nếu như bạn không thấy yên tâm thì có thể thực hiện gắn đá tại Nha khoa Paris, các bác sỹ giỏi về nha khoa thẩm mỹ sẽ trực tiếp thực hiện gắn đá cho bạn, đảm bảo đá gắn răng được chắc chắn nhất.
Xem thêm: gắn kim cương lên răng
Vui lòng liên hệ tới Trung tâm theo các thông tin chi tiết dưới đây, bác sỹ sẽ tư vấn tận tình nhất cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
Xem thêm: http://dinhdavaorang.com/dinh-da-vao-rang-khenh-co-de-bung-khong.html