Trám răng hay hàn răng là một phương pháp phục hình răng thẩm mỹ nhằm thay thế các mô răng bị mất hoặc bị bệnh bởi một vật liệu nha khoa đặc biệt nhằm ngăn chặn sự phát triển của răng sâu.Tuy nhiên,
Trám răng sâu cũng không thế loại bỏ hoàn toàn được bệnh sâu răng nếu như không chăm sóc giữ gìn thì khả năng sâu răng tái phát lại là khó tránh khỏi.Không chỉ điều trị trong sâu răng,
trám răng bị mẻ... cũng được áp dụng khá phổ biến trong các trường hợp răng bị vỡ,khuyết do các tác nhân bên ngoài gây ra.
Hiện nay, khi y học đã phát triển một cách vượt bậc, các vật liệu dùng để
trám răng đã được sản xuất cùng màu với chiếc răng bị hỏng. Chúng còn được gọi là trám răng thẩm mĩ. Trám răng thông thường và trám răng thẩm mĩ không khác nhau là bao. Chỉ là về màu sắc thì trám răng thẩm mĩ sẽ có màu tiệp với màu của răng gốc trong khi tác dụng chính của trám răng thông thường là bịt lỗ sâu của răng. Tuy nhiên, đối với các răng cửa bị sâu hoặc bị hỏng thì việc trám thẩm mỹ dường như là bắt buộc bởi vì vật liệu trám thông thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ, sự bền vững của chiếc răng cũng không được đảm bảo.
Trám răng và những điều cần biết
Các vật liệu trám răng phổ biến hiện nay là hỗn hợp Amalgam hay còn gọi là trám chì, composite là vật liệu giống màu răng và GIC (glass inomer cement). Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như yêu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn ra loại vật liệu phù hợp nhất. Nó không chỉ giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của chiếc răng mà còn trả lại chức năng nhai cho cả hàm. Chúng còn có thể che đậy một cách hoàn hảo các khiếm khuyết như bị rỗ hay ố vàng, đổi màu của men răng.
Kỹ thuật trám răng
Kĩ thuật trám răng hiện đang có hai loại phổ biến nhất. Đó chính là kĩ thuật trám răng trực tiếp, người thầy thuốc sẽ trám trực tiếp miếng vật liệu lên răng của khách hàng chỉ trong một lần. Kĩ thuật trám răng gián tiếp hay còn gọi là Inlay hoặc Onlay, nó có nghĩa là bác sĩ nha khoa sẽ tạo xoang trám trong chiếc răng của bệnh nhân, đúc miếng trám ở bên ngoài rồ mới trực tiếp gắn trở lại trên răng.
Những căn bệnh về răng thường dẫn đến việc trám răng là khi răng bị nhiễm tetracycline, răng bị thưa, răng bị tổn thương và răng bị sâu. Trước khi đến trám răng, bệnh nhân cần phải đánh răng và súc miệng thật sạch ở nhà để tiết kiệm thời gian. Lưu ý, khi đang điều trị mà cảm thấy khó chịu thì cần phải bảo ngay với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại. Thường thì sau khi trám răng, người bệnh sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau khi bác sĩ cho phép.
Sau khi trám răng xong thì người bệnh cần phải chú ý đến chiếc răng một cách cẩn thận. Cách tốt nhất là hãy đánh răng 2 lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, tránh ăn các đồ ăn vặt có hại và đến khám định kì tại các phòng khám nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.