Sâu răng là bệnh lý phổ biến với nguyên nhân chính là do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans gây nên. Vi khuẩn Streptococcus mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axít lactic. Sau khi ăn, bạn không chải sạch răng thì 15 phút sau, đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành axít. Axít sẽ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và tạo thành lỗ sâu răng và phá hủy răng.
Ban đầu sâu răng không có triệu chứng cụ thể, đôi khi chỉ là những vết màu trắng đốm. Tuy nhiên, khi tình trạng sâu răng đã trở nên nghiêm trọng thì sẽ xuất hiện các lỗ sâu màu đen trên thân răng và mặt nhai, tạo nên những cơn đau nhức dữ dội, đôi khi còn buốt nhói lên tận óc nếu như bị viêm tủy.
Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây viêm nhiễm tủy
Xem thêm: mẹo giảm đau răng sâu
+ Dùng dầu oliu và dầu đinh hương điều trị
Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm nhờ hợp chất oleocanthal có thể hoạt động như ibuprofen và các thuốc chống viêm khác. Dầu oliu càng nguyên chất thì oleocanthal càng đậm đặc. Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Sự kết hợp của hai loại dầu này sẽ có tác dụng giảm đau ngay tức thì cho bạn.
Cách thực hiện: Trộn một thìa dầu oliu với 2 thìa dầu đinh hương, ngậm trong miệng trong vòng vài phút sau đó súc miệng với nước sạch. Ngày có thể thực hiện 2-3 lần để giảm đau.
+ Dùng tỏi hoặc gừng trị sâu răng
Tỏi và gừng được chứng minh là có công dụng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt cũng như ức chế các loại vi khuẩn. Cách làm giảm đau sâu răng với tỏi, gừng như sau: dùng tỏi hoặc gừng giã nát với vài hạt muối tinh, chắt lấy dung dịch nước ép tỏi rồi dùng bông sạch thấm vào dung dịch và chấm lên những vùng răng đau. Ngày thực hiện 2-3 lần.
Gừng tươi có tác dụng giảm đau và ức chế vi khuẩn khá tốt
+ Dùng rễ lá lốt
Đây là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến từ lâu. Bạn chỉ cần dùng rễ lá lốt rửa sạch, giã nát trộn với một ít muối, đắp lên chỗ răng sâu. Cơn đau sẽ dịu bớt khá nhanh do tác dụng của hoạt chất trong rễ lá lốt. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
+ Súc miệng với nước muối
Cách này thực hiện đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần pha nước muối loãng, chú ý không quá mặn, súc miệng nhiều lần trong ngày để sát khuẩn.
Bên cạnh các cách chữa bệnh sâu răng bằng các phương pháp tự nhiên thì nha sỹ cũng có thể kê thêm cho bạn một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh để điều trị tại nhà.
Về cơ bản, các bài thuốc dân gian hay các loại thuốc điều trị chủ yếu tập trung vào tác dụng giảm đau là chính hoặc có thể hỗ trợ điều trị sâu răng mà không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Muốn thực hiện điều trị tốt bệnh lý sâu răng thì tốt nhất bạn cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ với các biện pháp chuyên khoa.
- Sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Fluor có tác dụng kích thích quá trình tái khoáng hoá, kết hợp với phân tử Calci và Phospho trong cấu trúc men răng tạo nên một chất cứng hơn men răng, chống chịu tốt sự ăn mòn của acid.
- Tái khoáng chỗ răng sâu: Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Cách này chỉ được thực hiện đối với tình trạng răng mới chớm sâu và chưa hình thành lỗ sâu màu đen.
Chữa đau nhức răng bằng cách sử dụng thuốc giảm đau
- Thực hiện hàn trám răng:
Khi sâu răng đã ở mức báo động đỏ, hình thành nhiều vết sâu, răng bị vỡ mẻ do cấu trúc bị phá vỡ thì các biện pháp trên không có hiệu quả mà cần tiến hành nạo vết sâu, sau đó trám bít chỗ sâu lại.
Khi bác sĩ nha khoa khám thấy có nhiều ngà mủn ở đáy lỗ sâu, chụp phim thấy hình ảnh đáy lỗ sâu tiến gần sát đến buồng tuỷ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu bằng dùng cụ chuyên dụng. Có thể bạn sẽ thấy hơi nhói buốt một chút nhưng không đáng kể. Thao tác này nhằm loại bỏ hoàn toàn ngà mủn chứa vi khuẩn cũng như hạn chế các mầm mống gây bệnh phát triển trở lại.
Xem thêm: cách trị đau răng sâu
Hàn trám răng cần được tiến hành ngay sau khi thực hiện nạo vết sâu nhằm phục hình lại cho răng cũng như ngăn ngừa các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập đến răng đã bị tổn thương.
Thao tác hàn răng khá đơn giản và thông thường hoàn tất chỉ sâu 15 phút, không gây nhức buốt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tốt nhất nên thực hiện trám với công nghệ Laser Tech để đảm bảo hiệu quả hàn răng bền chắc nhất.
Đây là cách chữa bệnh sâu răng đem lại hiệu quả khá cao do điều trị ngay từ nguyên nhân cụ thể của tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, để gia tăng độ bền của vết trám thì biện pháp chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quyết định, giúp cho việc ngăn ngừa sâu răng tái phát.
Hàn răng là cách chữa bệnh sâu răng tốt nhất hiện nay
Vệ sinh răng miệng như thế nào?
- Chải răng thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối, 2 lần trong ngày sau bữa tối chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và canxi để tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm…
- Hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có thành phần là đường và tinh bột. Hoặc sau khi sử dụng cần súc miệng và chải răng thật sạch.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sâu răng cũng như cách chữa bệnh sâu răng hiệu quả nhất. Việc điều trị sớm sẽ có ý nghĩa quyết định đến khả năng hồi phục của răng, đảm bảo ăn nhai.
Tất cả các băn khoăn của bạn liên quan đến điều trị sâu răng, xin vui lòng liên hệ với nha khoa Paris theo số điện thoại 0943776699 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất. Chào bạn!
nguồn: http://chuadaurang.vn/cam-nang-cac-cach-chua-benh-sau-rang-hieu-qua-nhat.html