Giải pháp chăm sóc răng đặc biệt là được ưu tiên để dành cho những người mà những phương pháp chăm sóc răng bình thường khó có thể cho được hiệu quả cao.Những đối tượng này đa phần đều mắc những căn bệnh khác nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến răng miệng.Cùng xem những đối tượng như thế nào thì nên áp dụng phương pháp này .
>> Bọc răng sứ có đau không
>> Quy trình bọc răng sứ
>> Làm răng sứ ở đâu tốt nhất
Người bị rối loạn tiêu hóaCó 2 trường hợp rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng:
Chứng cuồng ăn: bệnh nhân ăn rất nhiều, ăn liên tục, có thể ăn rất nhiều bữa lớn trong một ngày, thường là do stress hoặc các yếu tố tâm lý khác. Chứng cuồng ăn khiến răng phải hoạt động liên tục, gây mỏi hàm, đau cơ hàm (có thể dẫn đến viêm khớp thái dương hàm), đồng thời tăng nguy cơ mòn răng, sâu răng cao gấp nhiều lần bình thường.
Bệnh viêm khớp thái dương
Chứng trào ngược acid dạ dày: bệnh nhân thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng, dịch vi (nồng độ acid) trào từ dạ dày lên khoang miệng. Acid sẽ làm mòn răng rất nhanh, gây răng nhạy cảm, hở chân răng, sâu răng…
Điều trị: Bệnh nhân nên điều trị dứt điểm các bệnh rối loạn tiêu hóa bằng thuốc và các biện pháp tâm lý phù hợp. Nếu có dấu hiệu bị mòn răng, sâu răng cần trám hoặc bọc răng sứ sớm (nếu để trầm trọng hơn có thể gây hỏng răng, mất răng).
Người bị tiểu đườngBệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, cụ thể là:
Sâu răng: Người bị tiểu đường có hàm lượng đường trong nước bọt cao, cung cấp dinh dưỡng cho hàng triệu vi khuẩn trên bề mặt răng. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng làm rối loạn hệ thần kinh thực vật, gây chứng khô miệng (nước bọt tiết ra ít hơn bình thường), làm tăng lực ma sát khi nhai, khiến răng nhanh mòn và sâu hơn.
Nha chu: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong mô nướu, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, hậu quả là, những người bị tiểu đường thường xuyên mắc các bệnh nha chu, viêm nướu, triệu chứng dễ thấy nhất là hơi thở hôi, nướu dễ bị chảy máu, chân răng lung lay, ăn nhai khó khăn.