Vật liệu trám răng phổ biến hiện nay là composite quang trùng hợp , chỉ đông cứng khi soi đèn Halogen, và được dán vào răng bằng keo dán nha khoa.
Với mong muốn mang lại chất lượng cao và lâu dài trong điều trị và đặc biệt là sự thẩm mỹ của vết trám,... Nha khoa Hoàn Mỹ thường sử dụng nguyên vật liệu của Hãng tốt nhất - Hãng 3M , Dentsply, USA.
1. Các loại vật liệu dùng để trám:
Amalgam:
Ưu điểm: Rẻ, bền, chịu lực tốt.
Nhược điểm: Có màu xám bạc, dễ dẫn nhiệt và dẫn điện
Composite:
Ưu điểm: Có tính thẩm mỹ rất cao (do có nhiều màu phù hợp với nhiều loại răng có màu khác nhau)
Nhược điểm: Mắc, đòi hỏi độ chính xác cao (nếu không sẽ dễ rớt, dễ tái phát sâu răng) khả năng chịu mòn, chịu lực còn kém hơn so với Amalgam.
Composite thường được dùng để trám răng cửa hoặc những lỗ trám nhỏ ở răng hàm.
Trám bằng kỹ thuật ART:
Hay còn gọi là kỹ thuật trám răng không sang chấn.
Với kỹ thuật này không cần phải khoan vào răng, mà chỉ cần làm sạch xoang sâu với dụng cụ cầm tay. Fuji ix ( GIC) là thuốc được chọn lựa để dùng trong kỹ thuật trám này và thường áp dụng trám răng cho trẻ em.
2. Khi nào cần trám răng ?
- Sâu răng: Dùng vật liệu trám để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
- Chấn thương: Trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gãy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
- Mòn răng: Trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị khuyết đáng kể, lộ lớp ngà răng, gây nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
- Nhu cầu thẩm mỹ: Với những răng có màu sậm, kém thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu sáng, giống với màu răng thật hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm: