Ngoài việc gây ra những vấn đề răng miệng khác, răng ê buốt cũng là một “rào cản” lớn trong vấn đề thoải mái thưởng thức những đồ ăn, đồ uống mát lạnh của chúng ta trong dịp Hè nóng nực này.
Răng nhạy cảm, hay còn được gọi là răng ê buốt là cách gọi thông thường của dấu hiệu quá cảm ngà hoặc hiện tượng ê buốt chân răng. Đây là hiện tượng phổ biến về vấn đề răng miệng ở những người trẻ tuổi và trung niên. Tại hội nghị Khoa học và triển lãm Nha Khoa – Phẫu thuật tạo hình lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2011 cho biết theo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa thế giới thì trên thế giới có hơn 50% dân số có biểu hiện răng ê buốt, phổ biến ở độ tuổi từ 20-50 và xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 30-40. Tại Việt Nam, hơn 90% người Việt đang mắc các bệnh đường răng miệng. Trong đó, 50% số người khi được hỏi đã cho biết, không quan tâm đến vấn đề răng miệng. Tuy nhiên đến một giai đoạn nào đó, họ sẽ phải tìm đến các cách làm hết nhức răng khi mà những cơn đau nhức răng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ.
Đừng cố chịu đựng khi bị răng ê buốt
Khi vệ sinh răng miệng, người bị ê buốt răng sẽ cảm thấy ê răng và khó chịu khi chải. Vì vậy, sẽ có khuynh hướng không chải hoặc chải lướt qua vùng răng ê buốt. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài, mảng bám tích tụ gây sâu răng và viêm nướu.
Đa số người Việt đã và đang âm thầm chịu đựng cơn ê buốt răng vì không biết đến những biện pháp đơn giản có thể giúp giảm ê buốt răng vô cùng hiệu quả. Khi có những dấu hiệu ê buốt răng, bạn nên đến gặp trực tiếp nha sĩ của bạn để có những lời khuyên tốt nhất.
Bạn cũng có thể có những giải pháp đơn giản giúp làm giảm và ngăn ngữa những cơn ê buốt do răng nhạy cảm gây ra:
Phải làm gì khi răng bị ê buốt?
– Dùng kem đánh răng chuyên dụng hàng ngày dành cho răng ê buốt như kem đánh răng thông thường có thể giúp giảm hiện tượng ê buốt răng hiệu quả và ngăn ngừa hư tổn men răng.
– Thay đổi cách chải răng – chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông chải mềm và chuyên dụng cho răng ê buốt, tránh chải răng ngay sau khi ăn hoặc uống những thức ăn chứa nhiều acid.
– Dùng nước muối/súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng.
– Tránh thói quen nghiến răng và hỏi ý kiến nha sĩ về dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng về đêm.
– Dĩ nhiên, để mang đến sức khỏe răng miệng tốt nhất, hãy thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ.
XEM THÊM: