Trám răng thẩm mỹ bị bong tróc chủ yếu do kỹ thuật phục hình cho răng không tốt. Trên thực tế thì trám theo cách trực tiếp thường sẽ có độ bền không được cao. Tuy nhiên, tình trạng bong bật vết trám quá sớm có thể do quy trình phục hình không chuẩn khiến cho độ bám dính của chất liệu vào răng không tốt, đặc biệt là đối với những vết trám quá lớn thì hiện tượng bong bật là không tránh khỏi.
Trên thực tế, khi trám răng hàm bị bong tróc thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để tháo miếng trám cũ và thay bằng miếng trám mới. Phần răng bị hở có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng trở lại.
Tuy nhiên, sau khi trám răng trực tiếp không mang lại hiệu quả cao và dễ bị bong bật thì tốt nhất bạn nên chọn phương pháp trám răng theo kỹ thuật Inlay/Onlay. Kỹ thuật trám này khá hiệu quả cho răng hàm – nơi có xoang trám lớn và chịu áp lực nhai chủ yếu so với răng cửa.
trám Inlay/Onlay chính là cách trám gián tiếp khi không trám bít trực tiếp vật liệu trám vào chỗ răng sâu mà sau khi đã nạo sạch vết sâu, tạo xoang trám thì nha sỹ sẽ tiến hành lấy dấu răng để gửi về cho labo, chế tạo miếng trám và gắn trở lại trên răng sau cùng.
Xem thêm: Trám răng có đau không