>> bảng giá dịch vụ khám chữa răng
Trong giai đoạn khi em bé mọc răng không ít ông bố bà mẹ lo lắng về biểu hiện của con em mình,rằng liệu có bị sốt không?...rất nhiều câu hỏi. Lo lắng rất đúng vì trẻ em có bất cứ dấu hiệu gì đều quan trọng cả. Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng tùy vào mỗi em bé có cơ địa khác nhau nên sẽ có những triệu chứng, mức độ khác nhau.
1) Biểu hiện khi em bé mọc răng
Giai đoạn trẻ em mọc răng bé ít ốm nhưng có thể nhiệt độ thất thường Sốt nhẹ, hay đi tướt nhẹ trong vòng khoảng 1-2 ngày và gây tiêu chảy, mất nước.
Tính cách trẻ có thể thay đổi trở nên hay cáu gắt, ít chơi, hay khóc và quấy, khó ngủ
Khi mọc lúc này mầm răng đang nhô lên khỏi lợi lúc này sẽ khiến vùng quanh răng trẻ bị đau nên có trẻ có hiện tượng chảy nước dãi. Bị sưng nề đỏ.
Hay ngậm ngón tay, xoa tai, hay cắn-ngậm những đồ vật cứng để kích thức lợi như muỗng, đồ chơi hay bất cứ gì . (tuy nhiên bố mẹ cần kiểm tra xem có thấy lợi nứt ra và đầu răng màu trắng nhú không mới xác định chính xác được là bé đang mọc răng)
2) Trẻ em mọc răng sốt bao nhiêu độ ?
Xin thưa : bé bị sốt do mọc răng thường nhẹ và ngắn, thường sốt 1 - 2 ngày vào thời điểm răng nứt ra nhú lên lợi nhiệt độ thường dưới < 39°C và đau nhiều, lúc này bố mẹ có thể cho bé uống pacetamol để giúp bé hạ sốt và giảm đau. Liều lượng khoảng 10-15mg/kg cân nặng của bé. uống cách nhau 4-6h/1 lần. Nếu sốt trong thời gian dài nên đưa trẻ đi khám ngay.
Xin thưa : tiêu chảy do mọc răng thì cũng nhẹ và kéo dài 1- 2 ngày thôi. Nếu kéo dài nên cho trẻ đi khám.
Chú ý: Nếu trẻ tiêu chảy nặng sốt cao hơn 39°C hay có hiện tượng ít đi tiểu, nôn ói, ho, chảy nước mũi đó không phải là dấu hiện của trẻ đang mọc răng. Lúc này cần cho bé đi khám luôn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Khi bé bị sốt, đi tướt thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày, những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi bé bị đi ngoài sẽ khiến cơ thể bé mất nước nên bố mẹ cần bổ sung cho trẻ uống nhiều nước . Nếu bé không chịu uống nước có thể dùng tăm bông sạch chấm vào miệng, môi bé để cũng tránh được việc bị mất nước.
Bé biếng ăn, sụt cân bố mẹ cần cho trẻ nhỏ ăn thức ăn mềm, không quá nóng, không quá lạnh không tốt cho răng-lợi của trẻ. Kiên nhẫn chịu khó khí cho bé ăn tạo sự vui vẻ để bé ăn được nhiều hơn. Bổ sung thêm canxi vào bữa ăn cho trẻ.
Để giúp bé giảm đau khi mọc răng trước tiên bố mẹ cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt tránh lợi bị viêm nặng và làm giảm đau. Nếu bé đau nhiều nên cho bé tới đi khám gặp bác sĩ để bác sĩ có biện pháp giúp bé giảm đau.
Nếu bình thường trẻ sẽ sốt và mọc răng sau vài ngày thì khỏi, nhưng đối với trẻ răng khó nhú lên khỏi nướu thì bố mẹ cũng hãy bình tĩnh vì mọc răng là một quá trình kéo dài và răng nhú lên dần dần, nếu một chúng ta thấy răng đã nhú lên thì hãy yên tâm đợi. Nếu như chúng ta thấy lợi phồng hẳn lên nhưng mãi không thấy răng lộ ra thì nên đi khám bác sĩ để có được xử lý hợp lý.
Trong giai đoạn này chú ý cho trẻ ăn cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất :
Đảm bảo bổ sung đủ canxi vì nó tốt cho xương và răng trong thành phần ăn hàng ngày của bé như ăn nhiều trứng, tôm-cua xay nấu cháo cho bé… ngoài ra hàng ngày nên tắm nắng cho bé.
Đảm bảo trong thành phần ăn của trẻ nhỏ có đủ chất đạm, chất béo nhưng không nên lạm dụng quá.
Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thô bố mẹ nên khuyến khích bé nhai nhiều. Nên nhớ tránh đồ ăn quá nhuyễn dễ gây sâu răng, không có lợi cho xương hàm trẻ phát triển. Hạn chế ăn vặt
Bổ sung hoa quả tươi để tăng các vitamin giúp bé khỏe mạnh hơn
Ăn đủ thì cũng phải ngủ đủ giấc, khuyến khích bé vận động nhằm kích thích ăn ngon, tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra ở độ tuổi này các bé chưa đủ nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh răng nên các bậc cha mẹ nên đánh răng cho bé, nếu để bé đánh thì không nên để bé tự đánh răng 1 mình.