Hiện nay chưa có chất trám nào hàn chặc vào men và ngà răng, nếu có được đó là sự ước mơ của Ngành Nha Khoa:
- Chất trám amalgam bạc gắn vào xoang là nhờ cách đào lỗ sâu (Xoang răng) có ngàm hình đuôi én giống như ngàm của thợ mộc, nghĩa là miệng xoang nhỏ hơn đáy răng. Như vậy miếng trám chỉ tựa sát vào thành xoang chứ không dính, và khi bị bong ra miếng trám vẫn không bị sút
>> răng cửa thưa
- Chất trám composite dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán . qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding (adhesive gel). Lớp composite được làm cứng (curing) bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh, thời gian để trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Với thời gian chất trám composite sẽ co lại không còn độ bám dính nữa và sẽ bong ra.
- Chất trám composite được xem là thẩm mỹ vì nó hợp với màu của ngà răng, có độ bóng tốt, nhưng với thời gian (từ 2-5 năm) chất trám sẽ đổi màu, mất độ cứng và độ bóng dần dần.
- Khi trám một răng có lỗ sâu to, hoặc chữa tuỷ trên một răng có phần thân còn lại quá yếu nhất là phải gắn thêm chốt kim loại (post screw, pivot) để tăng cường độ bền vững thì việc trám răng không đủ để cho răng chắc. Lúc đó BS nên khuyên bệnh nhân làm một mão răng sứ (Porcelain crown) chụp lên để bảo tồn răng không bị vỡ.
- Chất trám không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ bể và dễ sút khi bệnh nhân vẫn có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng.
- Vì nhu cầu làm đẹp nên bệnh nhân lúc nào cũng đòi hỏi phải trám răng thẩm mỹ, nhưng phải tùy trường hợp, các răng bên trong như là các răng hàm và răng khôn nếu có trám đẹp cũng không nhìn thấy, trong khi chúng ta cần răng chắc để ăn nhai thì tại sao không trám bạc cho chắc chắn và giữ được lâu?