Nhiễm khuẩn nha chu là một yếu tố nguy cơ cho các biến chứng của đái tháo đường: bằng chứng từ các nghiên cứu quan sát:
Rõ ràng kiểm soát đường huyết kém là một yếu tố quyết định chính với sự phát triển các biến chứng mạn tính của đái tháo đường (ĐTĐ).
>> lấy cao răng ở đâu an toàn
>> bà bầu có được lấy cao răng
Kết quả từ thử nghiêm kiểm soát đái tháo đường và các biến chứng (DCCT, liên quan đến ĐTĐ tuýp 1) và nghiên cứ tiến cứu bệnh đái tháo đường ở Anh (UKPDS, liên quan đến ĐTĐ tuýp 2) đã chứng minh kiểm soát đường huyết tốt có thể làm giảm nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của biến chứng mạch máu nhỏ ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và 2. Ngoài ra, UKPDS quan sát thấy có giảm 16% (p= 0,052) nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử. Phân tích dịch tễ học từUKPDS cho thấy có mối liên quan liên tục giữa nguy cơ biến chứng tim mạch và đường huyết, cứ mỗi phần trăm HbAlc giảm đi liên quan với sự giảm 25% tử vong liên quan đến bệnh ĐTĐ, giảm 7% tử vong do mọi nguyên nhân và giảm 18% nhồi máu cơ tim.
Thorstensson và cộng sự nghiên cứu 39 cặp bệnh chứng các bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và 2 trong khoảng 6 năm ở Jonkoping, Thuỵ Điển. Trong mỗi cặp, người bệnh bị tiêu xương ổ nặng và người bị viêm nướu hoặc tiêu xương ổ nhẹ. Nghiên cứu phát hiện nhóm bệnh có tỉ lệ protein niệu và các biến chứng tim mạch như đột quỵ, thiếu máu cục bộ tạm thời, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và khập khiểng từng hồi đáng kể hơn so với nhóm chứng.
Hai báo cáo từ nghiên cứu theo chiều dọc về ĐTĐ và các biến chứng đang được tiến hành ở cộng đồng người da đỏ ở sông Gila ở Azriona, do viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường- bệnh tiêu hoá- bệnh thận quốc gia thực hiện có đề cập đến bệnh thận và bệnh tim mạch. Nghiên cứu của Saremi và cộng sự trên 628 người trong 11 năm đã cho thấy những người mắc bệnh nha chu nặng có nguy cơ tử vong do tim- thận cao gấp 3,2 lần so với những người không có bệnh nha chu hoặc bệnh nha chu nhẹ hay trung bình. Đánh giá này đã được kiểm soat một sô yếu tố nguy cơ chính của tử vong do tim - thân, bao gồm tuổi tác, giới tính, thời gian bệnh ĐTĐ, HbA1c, chỉ số cân nặng cơ thể , tăng huyết áp, đường huyết, cholesterol, bất htường về điện tâm đồ, Albumin niệu đại thể và hút thuốc, đã chỉ ra rằng bệnh nha chu và mất răng toàn bộ liên quan đang kể với nguy cơ phát triển bệnh thận toàn phát và ESRD ở nhóm 529 người ở cộng đồng người da đỏ trưởng thành ở sông Gali bị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tỷ lệ albumin niệu đại thể cao hơn, tương ứng là 2.0, 2.1 và 2,6 lần ở các đối tượng bị bệnh nha chu trung bình hoặc nặng hoặc có mất răng toàn bộ,so với những người không/ bị bệnh nha chu nhẹ.Tỷ lệ ESRD cũng cao hơn, tương ứng là 2.3, 3.5 và 4,9 lần, đối với những người mắc bệnh nha chu trung bình hoặc nặng, hoặc những người mất răng toàn bộ so với những người không/ bị bệnh nha chu nhẹ.
Nhiễm khuẩn nha chu là yếu tố nguy cơ phát triển biến chứng ĐTĐ : Bằng chứng thực tiễn từ các nghiên cứu quan sát.
Ngơài ra chứng cứ cho thấy bệnh nha chu là một yếu tố nguy cơ cho các biến chứng ĐTĐ, cũng có những chứng cứ mới cho rằng bệnh nha chu có thể là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển đái thao đường tuýp 2 và có thể là ĐTĐ thai nghén. Demmer và cộng sự 104 đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ trên một mẫu đại diện dân số Hoa Kỳ, các dữ liệu phân tích từ NHANES I Nghiên cứu dịch tễ học theo dõi tiếp theo (NHEFS). Thời gian theo dõi trung bình cho 9.296 cá nhân trong nghiên cứu đoàn hệ vì thông tin về sự hiện diện hay không của bệnh nha chu (có nghĩa là yếu tố nguyên nhân giả thuyết ) được biết vào lúc bắt đầu nghiên cứu và kết quả (sự phát triển của ĐTĐ) được đánh giá sau đó. Nghiên cứu này kết luận rằng bệnh nha chu gây tăng 50-100% nguy cơ phát triển ĐTĐ tuýp 2, sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác gây ĐTĐ. Nguy cơ gia tăng ĐTĐ cũng phù hợp với nghiên cứu dùng NHANES I và NHEFS trước đây, trong đó yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ không bao gồm bệnh nha chu, mà bao gồm các yếu tố như các số đo của béo phì (chỉ số cân nặng cơ thể và độ dày kẹp da dưới bao), cao huyết áp, lớn tuổi, cũng có ý nghĩa thống kê.
Cuối cùng, Dasanayake và cộng sự 106 đã khảo sát xem phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ thai nghén có mô nha chu kém hơn và/ hoặc mức độ các marker sinh học khác bao gồm các số phân tích vi khuẩn học (trong mảng bám răng và các mẫu viêm cổ tử cung -âm đạo), miễn dịch học và chất trung gian gây viêm liên quan đến viêm nha chu. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có Tannerella forsythia (T.forsythia), tác nhân gây bệnh nha chu ở mức độ cao trong hệ tạp khuẩn âm đạo có khả năng phát triển ĐTĐ thai nghén cao hơn có ý nghĩa so với những phụ nữ khác. Nghiên cứu kết luận T. forsythia trong hệ tạp khuẩn âm đạo là một yếu tố nguy cơ cho đái tháo đường thai nghén.