Trám răng không phải là phương cách để chấm dứt sâu răng vì phòng ngừa sâu răng mới làm giảm được sâu răng. Còn khi để răng bị sâu rồi mới chữa thì chỉ là đối phó. Răng sẽ bị tái phát sâu trở lại nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ.
Men răng có độ cứng yếu sẽ bị sâu tái phát nhanh hơn, nhất là ở răng sữa ở trẻ em lổ sâu dù có trám rồi vẫn bị tiếp tục sâu nếu không theo dõi và trám lại.
Đừng để răng bị đau nhức rồi mới đi chữa vì sâu răng đến tủy sẽ làm viêm và chết tuỷ. Răng bị chết tủy phải chữa nội nha, còn gọi là chữa tủy răng.
Chữa nội nha: là bít ống tủy chân răng để răng không bị nhiễm trùng nữa. Chữa nội nha tốn kém nhiều hơn trám răng thông thường, mất nhiều thời gian hơn và chi phí cao hơn.
Nếu răng sâu mà không chữa kịp để nhiễm trùng nặng ở gốc răng phải chữa nội nha kèm theo phẫu thuật cắt chóp, nạo nang mới giữ được răng. Trong trường hợp răng bể nhiều không bảo tồn được thì phải nhỗ bỏ đi. Răng mất nhiều làm lệch lạc khớp cắn ảnh hưởng đến sức khoẻ, còn phải làm cầu răng, hàm giả thì tốn kém nhiều tiền hơn.
>>> Bài viết khác nên xem thêm: hàn răng mẻ hết bao nhiêu tiền
Trám răng là khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng với vật liệu đặc biệt
Các loại vật liệu trám răng
Có 2 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong trám răng:
– Amangam
– Composite
Amangam: đã được sử dụng từ rất lâu đời (khoảng trên 100 năm). Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
Điều cần biết khi trám răng
Ưu điểm của vật liệu này là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.
Nhược điểm là không thẩm mỹ do có màu xám bạc, do đó thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng như răng cối. Ngoài ra, Amangam còn dẫn nhiệt và dẫn điện, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
Composite: Đây là loại vật liệu mới , được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó hơn hẳn cả Amangam và xi-măng silicat. Ở nước ta hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
Ưu điểm nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao .Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-măng (tuy nhiên vẫn kém A-man-gam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
Nhược điểm của composite là giá thành cao, khả năng chịu mòn, chịu áp lực của composite vẫn còn kém hơn so với A-man-gam.
Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để trám răng.
>>> Xem thêm bài viết hữu ích khác: trám răng ở đâu uy tín