Bác sỹ cho em hỏi bà bầu có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không ạ? Em đang có bầu cháu tháng thứ 3 nhưng mấy hôm nay có mọc hai chiếc răng khôn ở hàm dưới ạ. Lần trước em cũng có mọc răng khôn rồi nhưng chỉ hơi đau nhức. Lần này chỗ răng mọc sưng đỏ và em hầu như không ăn nhai được gì, thỉnh thoảng lại sốt cao nữa. Em sợ cứ như thế này thì không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi nên muốn đi nhổ. Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Hàn Châu – Hải Dương).
Trả lời :
Chào bạn Hàn Châu !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “bà bầu có nên nhổ răng khôn khi mang thai” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Nhổ răng khôn hàm dưới cho bà bầu cũng được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa, đặc biệt là đối với những răng mọc lệch, mọc ngầm, đòi hỏi nha sỹ phải là người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Nhổ răng khôn khi mang thai cho bà bầu chỉ được thực hiện khi sức khỏe cho phép
Bà bầu có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không?
Nhổ răng khôn chỉ được tiến hành trong những trường hợp sức khỏe cho phép, không mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh về máu. Trước khi nhổ, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng khôn như hình dạng, vị trí của răng, liệu có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không.
Đối với phụ nữ mang thai thì thường không được khuyến cáo nhổ răng đặc biệt là răng khôn bởi nhổ răng nếu không thực hiện an toàn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Các tác động đến răng miệng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong thai kỳ 3 tháng đầu tiên – khi mà các cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển và hoàn thiện dần. Chỉ những thủ thuật đơn giản trong nha khoa như lấy cao răng hay trám răng mới có thể được thực hiện trong khi mang thai nhưng vẫn cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Vậy
nhổ răng khôn có đau không ?
Tốt nhất trong giai đoạn này, bạn không nên nhổ răng khôn khi mang thai cũng như tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho bé. Hãy thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời như dùng nước muối sinh lý ngậm và súc miệng nhiều ngày, có thể giã tỏi hoặc gừng để đắp lên phần răng khôn mọc để giảm đau. Chú ý tăng cường các loại vitamin A, C cho cơ thể. Sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp cùng với thịt, cá xay nhuyễn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
Thông thường, răng khôn khi mọc sẽ gây đau nhức trong vòng 1-2 tuần. Trong trường hợp, chỗ răng khôn bị sâu hoặc có hiện tượng buốt nhói lên tận óc thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám. Trong một số trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn không nhưng chỉ khi điều kiện sức khỏe tốt và có thể đảm bảo an toàn cho thai kỳ từ tháng thứ 4 trở đi.
Nhổ răng khôn sẽ gây đau nhức và chảy máu nhiều nếu như thực hiện không tốt theo phương pháp truyền thống, do đó tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa có phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Đây là kỹ thuật nhổ răng tân tiến nhất hiện nay, chỉ sử dụng mũi siêu âm làm đứt dây chằng nha chu xung quang răng để làm răng lung lay và lấy ra dễ dàng mà không cần dùng kìm nạy. Phương pháp này được đánh giá là tối ưu nhất và không gây đau nhức nhiều cho bệnh nhân, an toàn không biến chứng và quá trình lành thương sau đó diễn ra khá nhanh.
Nếu bạn cần bất kỳ sự tư vấn, hỗ trợ nào thêm về Bà bầu có nên nhổ răng khôn khi mang thai?, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. Các nha sỹ Paris sẵn sàng hỗ trợ chi tiết nhất cho bạn!