Xem thêm: nhức răng
Chào bạn Minh Tuyết !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Răng cửa bị sâu điều trị như thế nào?” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Trường hợp răng cửa bị sâu xuất hiện lỗ sâu màu đen và đau âm ỉ tức là tình trạng sâu răng đã khá nghiêm trọng. Vi khuẩn đã tấn công vào các mô răng, dưới tác dụng của axit sau khi phân hủy chất đường, tinh bột hòa tan mô răng và tạo nên các lỗ sâu gây đau nhức.
Khi cấu trúc của răng đã bị xâm lấn, tạo cảm giác ê nhức thì phương pháp điều trị nhanh nhất hiện nay chính là nạo sạch vết sâu răng. Đây là cách dùng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh. Thao tác này ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân nhưng cần thiết phải thực hiện để loại bỏ yếu tố gây bệnh lý. Nhiều trường hợp khi điều trị răng sâu không nạo sạch vết sâu, về sau vi khuẩn tiếp tục hoạt động và gây bệnh trở lại.
Răng cửa bị sâu chủ yếu do vi khuẩn gây nên
Thao tác hàn răng chính là cách dùng vật liệu trám composite có màu sắc gần như tương đồng răng thật để bịt kín chỗ răng vừa nhổ với mục đích tạo hình lại cho răng khi bị vỡ mẻ và ngăn ngừa vi khuẩn hay những tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập vào.
Xem thêm: moc rang khon
Sau khi nạo sạch vết sâu cũng như hàn trám thì cảm giác đau nhức cũng thuyên giảm và bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một lưu ý ở đây, hàn trám thường không lưu giữ được lâu trên răng và chỗ trám có thể bị bong bật sau một thời gian ngắn nếu bạn giữ gìn vệ sinh không tốt.
Tuy đây là phương pháp điều trị răng sâu nhanh và hiệu quả nhưng sẽ áp dụng tốt với răng bị sâu nhẹ, chưa vỡ mẻ quá nhiều. Trường hợp răng sâu bị vỡ lớn thì sau khi làm sạch vết sâu cần phải bọc răng sứ để bảo tồn tối đa cấu trúc của răng cũng như ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập trở lại.
Trong một số trường hợp răng cửa bị sâu đau nhức nhiều, nha sỹ có thể kết hợp hàn trám với kê một số loại thuốc giảm đau cho bạn. Quan trọng là sau khi điều trị răng sâu bạn phải biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chú ý làm sạch khoang miệng sau khi ăn, hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều đường. Có thể kết hợp súc miệng với nước muối hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần cùng với việc làm sạch cao răng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng và viêm nướu, viêm nha chu.
Xem thêm: sâu răng
Tùy thuộc vào tình trạng răng cửa bị sâu thực tế của bạn mà nha sỹ sẽ có chỉ định cụ thể sau khi thăm khám. Để được giải đáp chi tiết hơn về răng sâu cũng như các cách chữa đau răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo địa chỉ sau. Cảm ơn bạn!
nguồn: http://chuadaurang.vn/rang-cua-bi-sau-dieu-tri-nhu-the-nao.html