Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, dinh dưỡng
được cải thiện đi kèm với nó là hàm lượng đường trong khẩu phần ăn cũng tăng
lên, điều này góp phần làm cho tỉ lệ sâu răng ngày càng lan rộng. Bệnh sâu răng
ẩn chứa nhiều nguy cơ, cần được phòng ngừa và chữa trị một cách hợp lý.
Tình hình thực tế
Theo kết quả điều tra về răng miệng gần đây cho thấy trên toàn quốc có trên 60%
người bị sâu răng. Đặc biệt, có khoảng 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng, mỗi
trẻ trung bình có tới 6 răng sâu. Sâu răng xuất hiện ở cả hàm răng sữa và răng
hỗn hợp (trong miệng có cả răng sữa và răng vĩnh viễn). Đây là lứa tuổi trẻ bắt
đầu đến trường. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị
tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy, răng sữa rất dễ bị sâu.
Hàm răng sữa ở trẻ em có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn.
Ngoài chức năng ăn nhai, răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển
xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Do đó, để trẻ có bộ
răng vĩnh viễn không bị lệch lạc, cần phải theo dõi và chăm sóc răng sữa thật tốt.
Nguyên nhân...
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch và không
thường xuyên. Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ
răng nếu không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát
triển tấn công và hình thành lỗ sâu.
Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà
vặt, đặc biệt là các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết
khi ăn các loại thức ăn này, răng miệng các em đều không được làm sạch ngay,
các mảng thức ăn còn sót lại trên răng trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn
răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng
của mình, chỉ đến khi sưng đau, trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó bệnh thường
đã nặng và hầu như phải nhổ răng sâu đó