Những câu hỏi thường gặp về răng đính đá

10:51 |
Gắn đá lên răng hiện nay đang được rất nhiều người ưu chuộng nhưng với nhiều người thì nó còn khá lạ lẫm.Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của việc gắn đá lên răng




Gắn đá có đau không?

Răng được chọn để gắn đá sẽ được làm sạch bởi máy vạo vôi răng bằng siêu âm, với những đầu insert chuyên dùng. Sau đó bác sĩ và khách hàng cùng nhau trao đổi vị trí gắn viên đá lên răng để cuối cùng viên đá sẽ được gắn lên vị trí đẹp nhất. Vị trí đó sẽ được khoan một lỗ rất nhỏ bằng tay khoan siêu tốc.

Chính vì được thực hiện bằng tay khoan siêu tốc và lỗ khoan rất nhỏ nên việc gắn đá hoàn toàn không gây cảm giác đau cho bệnh nhân. Hoàn toàn không phải chích thuốc tê trong khi gắn đá như một số người vẫn lầm tưởng.

Gắn đá có ảnh hưởng gì về lâu dài không?

Gắn đá lên răng hoàn toàn không gây tổn hại đến răng. Lỗ được tạo trên răng để gắn đá được khoan bằng tay khoan siêu tốc và rất nhỏ, thông thường chỉ khoan một phần mỏng trên bề mặt men răng nên hoàn toàn không gây tổn hại cho răng. Chính vì vậy có thể tự tin khẳng định răng, việc gắn đá hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì về lâu dài sau này cho răng!.

Gắn đá có bền không? Sau bao lâu thì viên đá bị rơi ra?

Tại Nha khoa Hoàn Mỹ, đá được gắn vào răng bằng vật liệu chuyên dùng. Nha khoa Hoàn Mỹ có thể tự tin đảm bảo rằng, tỉ lệ viên đá gắn lên răng bị rơi ra là rất thấp. Thông thường viên đá sẽ được bám dính với thời gian rất lâu dài, cùng với tuổi thọ của răng. Chính vì điều này, Tự tin với bí quyết của riêng mình, Nha khoa thẩm mỹ bảo hành 02 năm cho khách hàng sau khi gắn đá: trong thời gian bảo hành, nếu viên đá bị rơi ra, bị vỡ, hoặc bị đổi màu, Nha khoa Hoàn Mỹ sẽ gắn lại miễn phí cho các bạn viên đá mới!




Sau này không thích gắn nữa, lấy viên đá đó ra thì sao?

Nếu vì một lý do nào đó, sau này bạn muốn tháo viên đá ra khỏi răng, lỗ khoan trên răng hoàn có thể được trám tái tạo lại bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ. Tại Nha khoa Hoàn Mỹ tự tin đảm bảo rằng, sau khi trám răng thẩm mỹ xong bạn hoàn toàn không thể phát hiện ra dấu vết của miếng trám.

Thời gian đính  đá vào răng mất bao lâu?

Thời gian thực gắn: từ 10 – 15 phút

Ngoài ra, khi bạn tới phòng nha khoa, bác sĩ sẽ dành khoảng từ 10 đến 15 phút nữa để trao đổi với bạn về vị trí gắn đá cũng như trả lời tất cả những thắc mắc của các bạn về đá và việc gắn đá.


Đọc thêm các bài viết về : Nhổ răng sâu

Read more…

Những câu hỏi thường gặp trước khi nhổ răng

10:19 |
Dưới đây là danh mục một số câu hỏi thường gặp nhất của những người đang lo lắng chuẩn bị đi nhổ răng:



1. Nhổ răng có đau không?
Thông thường, nhổ răng không đau vì đã được gây tê, về nhà có thể hơi khó chịu và sưng nên thực hiện theo hướng dẫn của Nha sĩ (uống thuốc theo toa, chườm lạnh…). Tuy nhiên, đôi khi BN sẽ cảm thấy hơi đau do vùng nhiễm trùng khó thấm thuốc tê.
2. Nhổ răng tốt nhất vào buổi nào?
Tốt nhất, nên nhổ răng sau khi ăn sáng no và đêm hôm trước đã nghĩ ngơi tốt, như vậy tiện lợi cho việc theo dõi chảy máu trong ngày dễ dàng quay lại phòng khám để xử lí. Tối hôm trước khi nhổ răng nên ngủ sớm, không sử dụng chất kích thích ( rượu , bia…)
3. Có phải tất cả răng khôn đều cần nhổ?
Chỉ cần nhổ những răng khôn mọc lệch lạc không có chức năng ăn nhai dễ gây ra viêm nướu, nhiễm trùng,sâu răng cho răng kế cận.
4. Nên ăn thức ăn gì sau khi nhổ răng?
Sau khi nhổ răng,ngày hôm đó nên ăn những thức ăn bổ dưỡng mềm và nguội, sau đó ăn uống bình thường nhưng tránh nhai phía vết thương trong vài ngày.
5. Nhổ răng hàm có làm mặt hóp vào không?
Sau khi nhổ răng, xương ổ răng cũng sẽ tiêu dần theo thời gian vì vậy nếu nhổ quá nhiều răng hàm sẽ ảnh hưởng đến xương hàm mặt do tiêu xương lâu ngày làm mặt hóp.
6. Nhổ răng sâu có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Nhổ răng thường không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, những răng trong của hàm trên bị nhiễm trùng nặng có thể gây viêm xoang hoặc đôi khi răng khôn mọc lệch, lạc sát ống thần kinh răng dưới gây chèn ép dây thần kinh lúc nhổ có thể có dấu hiệu hơi tê môi dưới.
7. Bệnh cao huyết áp, tiểu đường có nhổ răng được không?
Bệnh cao huyết áp, tiểu đường khi đã được điều trị ổn định đều có thể nhổ răng với kháng sinh che phủ.
Cuối cùng điều quan trọng nhất trước khi đi nhổ răng là nên nghe theo lời hướng dẫn và tư vấn của các nha sĩ để có được kết quả tốt nhất




Read more…

Những nguyên nhân gây sâu răng

10:28 |
Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng khác nhau và hầu như các nguyên nhân này đều xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng chưa được tốt. Dưới đây là  4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, răng của từng người và thời gian.




Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.



Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. 
Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.
Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, việc ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là ăn vào buổi tối, ăn xong không chịu xúc miệng, đánh răng sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Nếu một khi đã bị sâu răng thì nên sớm chữa trị triệt để nếu để lâu thì sâu răng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng và có thể sẽ phải nhổ răng sâu đó


Xem thêm các bài viết về : Tẩy trắng răng | Răng đính đá
Read more…

Những triệu chứng của bệnh sâu răng

10:22 |
Sâu răng là căn bệnh cực kỳ phổ biến hiện nay từ trẻ em đến người gia đều có nguy cơ mắc bệnh nếu không có giải pháp phòng ngừa.Và nếu không chữa trị kịp thời thì sâu răng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về răng miệng như hôi miệng,viêm tủy răng….Vậy để có thể phòng ngừa tốt thì ta cần phải hiểu rõ sâu răng là gì và tác hại của nó như thế nào với răng.



Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. 
Răng mới bị nhiễm sâu. Ở giai đoạn này, việc trám răng sẽ đem lại sự hồi phục tốt nhất cho răng
Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. 



Răng chỉ bị sâu một lỗ nhỏ nhưng tạo thành một khoang rỗng rất lớn.Khi răng bị sâu kẽ, thường là sâu cả răng kế cận.Mặt trong của răng dễ bị sâu lớn vì khó phát hiện.
Sâu răng là một bệnh tiến triển theo thời gian. Càng để lâu, vết sâu sẽ càng lan rộng. Ở giai đoạn sâu men răng (ngà răng chưa bị tổn thương hoặc bị tổn thương ở mức độ nhẹ), răng hoàn toàn có thể trám tái tạo để phục hồi lại men răng


Khi ngà răng bị tổn thương nhiều, độ che phủ tủy răng bị mỏng thì việc trám hồi phục lại chức năng cho răng là rất thấp. Trong những trường hợp này, nếu răng còn có thể trám lại được thì về lâu dài, chất lượng của răng cũng sẽ không được tốt. Có thể sau này, răng sẽ bị đau nhức vì tủy răng bị kích thích do lớp ngà răng bảo vệ tủy răng đã rất mỏng.

Và khi tủy răng đã bị lộ, bị tổn thương, việc điều trị tủy răng là một chỉ định bắt buộc. Sâu răng ở giai đoạn này sẽ gây cảm giác rất đau nhức cho bệnh nhân. Đặc biệt khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc ăn nhai phải đồ cứng, hoặc có dị vật nhét vào lỗ sâu răng
Răng nhiễm trùng tủy thường xuất hiện tình trạng lỗ rò mủ xuất hiện ở phía nướu gần chân răng. Và răng thường chuyển sang màu xám đen
Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.Cuối cùng nếu sâu răng không được điều trị sớm thì người bệnh  sẽ sớm phải nhổ răng sâu đó

Xem thêm :


Read more…

Sâu răng và quá trình phát triển của trẻ

09:14 |
Sâu răng là căn bệnh rất phổ biến thường gặp ở trẻ em do ăn đồ ngọt quá nhiều,vệ sinh răng miệng không hợp lý.Người mắc bệnh sâu răng sẽ thường cảm thấy ê buốt răng khi ăn các thực phẩm chua ,ngọt…. Nếu không được điều trị răng sâu kịp thời dần dần hình thành lỗ sâu lớn, thông đến tủy răng gây đau nhức nhiều hơn. Để tránh né cảm giác đau này trẻ thường biếng ăn, hoặc bỏ bữa ăn dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng.



Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, sâu răng còn khiến trẻ trở nên thụ động, ngại tiếp xúc với bạn bè, học hành cũng giảm sút. Trẻ sẽ dần dần bị bạn bè cô lập. Điều này rất ảnh hưởng đến sự định hình tâm lý sau này của trẻ.
Có thể thấy, bệnh sâu răng tuy là vấn đề nhỏ nhưng nếu không được phòng bệnh đúng cách và chữa trị kịp thời sẽ phải nhổ răng sâu đó, bệnh sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt cho trẻ trong quá trình phát triển toàn diện.
Mặc dù hiểu rõ vấn đề này, nhiều phụ huynh đến nay vẫn xem nhẹ sự tồn tại của răng sữa, vì cho rằng những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn sau này.
Răng sữa quan trọng cũng như răng vĩnh viễn, chúng tham gia vào quá trình nhai, nghiền thức ăn, nuốt, giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Một đứa trẻ có đầy đủ răng sẽ học cách phát âm tốt hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò như miếng đệm duy trì khoảng cách thích hợp cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Nếu răng sữa bị mất một thời gian dài trước khi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên, khoảng trống ở vị trí mất răng này sẽ dần dần bị thu hẹp hoặc đóng hẳn do các răng bên cạnh di chuyển vào vị trí đó. Hậu quả là các răng vĩnh viễn không có đủ chỗ trống để mọc lên, do đó chúng có thể mọc lạc chỗ, hoặc ngầm trong xương.


Vì vậy, chúng ta cần bảo tồn răng sữa cho đến khi chúng được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Trường hợp mất răng sữa sớm đưa đến mất khoảng, cần phải đến các trung tâm nhakhoa để lắp đặt một loại khí cụ (có tên gọi là bộ giữ khoảng) để duy trì khoảng trống này.
Read more…

Tẩy trắng răng tại nhà nên hay không nên ?

11:01 |
Tẩy trắng răng  tại nhà cũng là một cách làm tốt để tiết kiệm chi phí nhưng việc tham khảo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để tránh các biến chứng tác dụng của thuốc có thể gặp phải trong quá trình tẩy trắng như : Thuốc bám vào lợi,nưới…..
Một nghiên cứu gần đây của Viện Tiêu chuẩn thương mại (TSI) của Anh đã phát hiện nhiều mẫu thuốc lưu hành tại nước này chứa chất tẩy trắng hydrogen peroxide vượt mức cho phép đến hàng trăm lần. Đây là chất dùng liều cao lâu dài có thể gây ung loét, lở môi, viêm lợi, ê buốt răng, nôn mửa và một số loại ung thư. Thông tin này làm nhiều người có thói quen tẩy trắng răng tại nhà thấy lo lắng. Có hay không, mối nguy hiểm từ thuốc tẩy trắng răng?



 Hydrogen peroxide, thành phần chính yếu trong các sản phẩm tẩy trắng răng hiện nay, là một chất oxy hoá mạnh. Về lý thuyết đây là chất tẩy trắng răng hiệu quả nhất, không làm hư răng. Tuy nhiên, nếu sử dụng với nồng độ quá cao, lâu dài, sẽ gây hại cho răng và các tổ chức khác như miệng, lưỡi, lợi…
Thận trọng với hàm lượng thuốc
Bản chất của thuốc tẩy trắng là sử dụng phản ứng oxy hoá khử để cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, giúp không còn nhìn thấy màu dưới ánh sáng tự nhiên nhưng không lấy đi bất kỳ yếu tố nào trong răng hay làm tổn thương bề mặt men răng.
Tẩy trắng răng có hai hình thức. Thứ nhất là dùng thuốc làm trắng có nồng độ hydrogen peroxide thấp (10 – 15%), thường do người sử dụng tự làm lấy. Thứ hai là dùng nồng độ cao, 15 – 35%, thường do các bác sĩ thực hiện. Trước khi làm trắng răng, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng và căn cứ vào đó quyết định nồng độ thuốc dùng phù hợp.
Ngoài ra còn phải kiểm tra sức khoẻ răng miệng, tiến hành làm sạch, vô trùng rồi mới dùng thuốc. Đối với răng sâu, bác sĩ phải cho thuốc chống viêm tuỷ, sau đó mới sử dụng thuốc tẩy trắng.
Điều đáng nói là nhiều người thay vì đến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách tẩy trắng răng an toàn, phù hợp đặc thù của răng thì lại tuỳ tiện mua thuốc, miếng dán, kem bôi… bán trên thị trường về tự tẩy, không có sự hướng dẫn của bác sĩ.



Nếu là những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc thì rất khó kiểm chứng nồng độ hydrogen peroxide là bao nhiêu. Ngoài ra, cũng cần cẩn thận với một số loại kem đánh răng tẩy trắng có chứa hydrogen peroxide nồng độ thấp nhưng lại chứa những chất mài mòn. Nếu thường xuyên dùng kem có tính mài mòn cao, lớp men răng có thể mỏng dần, thay vì trắng răng, răng có thể bị vàng vĩnh viễn.
Tẩytrắng răng bằng máng tẩy phải có ý kiến bác sĩ
Bất kỳ loại thuốc tẩy trắng nào cũng chỉ tương đối. Hiệu quả sử dụng thuốc ra sao còn phụ thuộc men răng, sự khoáng hoá của mỗi người, cũng như lứa tuổi. Người dùng không nên kỳ vọng răng sẽ trắng tinh sau khi tẩy. Chỉ nên làm trắng răng từ 16 tuổi trở lên. Tuổi càng lớn tẩy trắng răng càng khó do men răng đã kém, thời gian làm trắng kéo dài hơn.
Men răng của mỗi người có một độ trắng giới hạn, nếu tẩy nhiều lần mà không trắng hơn thì có thể là đã tới giới hạn, không nên tẩy nữa. Ngoài ra, không phải tẩy trắng răng một lần là xong mà sau khi tẩy trắng khoảng 2 – 3 năm, răng vẫn có thể bị nhiễm màu trở lại. Thời gian bị nhiễm màu lại tuỳ vào chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng và bản chất răng của từng người. Nếu muốn cải thiện chất răng trắng hẳn, chỉ có cách thay men trắng.
Việc tẩy trắng răng tại phòng nha có thể chỉ cần một lần hoặc phải vài lần tuỳ mức độ nhiễm màu. Tuổi thọ của quá trình này có thể tối đa năm năm tuỳ men răng. Hiện tượng ê buốt trong và sau tẩy trắng răng chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ chấm dứt ngay sau khi kết thúc điều trị.Tẩy trắng răng tại nhà cũng là một cách làm tốt nhưng phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt phải tránh để thuốc bám vào lợi, lưỡi… Nếu thấy có bất thường nào, cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ. Những loại thuốc, kem làm trắng răng… không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần, liều lượng thì tốt nhất không sử dụng.

Xem thêm:
                  >>Dịch vụ khác : Nhổ răng sâu


Read more…

Thế nào là chụp răng sứ ?

09:49 |
Chắc hẳn mọi người khi nghe đến công nghệ răng sứ hay chụp răng sứ thì hầu hết là đều cảm thấy lạ lẫm và không biết đây là công nghệ gì.Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được một phần sự thắc mắc của mọi người
Đây là phương pháp phục hồi lại hình dạng răng nhờ việc tạo ra một chụp bao bọc quanh cùi răng thật bẳng chất liệu chuyên dụng cố định. Chụp răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến, được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi muốn làm mới và tạo độ thẩm mỹ cho răng.


- Bất kể răng ở vị trí nào khi đã bị mài mòn, hư tổn cũng đều bị giảm về độ cứng, sức nhai, xô lệch răng cả hàm và rất dễ “sinh bệnh” cho khoang miệng. Chụp răng sứ chính là giải pháp để tăng cường thêm sức mạnh cho hàm răng và sức khỏe chung của cơ thể.
- Răng mòn và hỏng tạo ra khoảng trống trên hàm, làm thức ăn dễ bám đọng, gây ra bệnh sâu răng, hôi miệng, dễ viêm quanh răng, làm mất vẻ thẩm mỹ của cả khuôn miệng


Read more…

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ

14:37 |
Bạn gặp phải vấn đề về răng miệng như sâu răng…..và vừa nhổ răng xong.Bạn chưa biết phải chăm sóc cho răng miệng sau khi nhổ răng của mình như thế nào cho đúng cách để không gây ra những biến chứng.Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ :
Những biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng như: Chảy máu sau khi nhổ răng, nhiễm khuẩn, đau nhức kéo dài…



Sau khi nhổrăng sâu xong, máu vẫn chảy ra nha sĩ sẽ cho bạn cắn nhẹ bông gòn nơi răng vừa nhổ, trong khoảng thời gain từ 30 – 45 phút, máu sẽ đông lại và ngừng hẳn.
Trong 24 giờ tiếp theo bạn nên nghĩ ngơi thư giản. Không khạc nhổ nước bọt trong suốt buổi, cũng không đánh răng, súc miệng bằng nước muối. Không chùi màng trắng nơi vết thương, ngày hôm sau có thể đánh răng nhưng tránh phần răng mới nhổ.
Trong những ngày tiếp theo phần má kế bên sẽ sưng lên cần đắp nước đá hoặc khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc cho một ít đá lạnh vào khăn tay sạch và chườm trong khoảng từ 3-4 giờ đầu: có thể cách 15 phút chườm một lần để giảm sưng và đau nhức. Tình trạng sưng lớn trong hai ngày rồi sau đó sẽ giảm dần.



Tránh ăn đồ ăn cứng, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, nên ăn thức ân mềm, nguội, bổ dưỡng và uống nhiều nước, khi nhai tránh phần răng mới nhổ. Không nên hút thuốc, uống rượu, hoạt động quá sức trong khoảng một tuần. Những ngày này nên xúc miệng bằng nước muối ấm.
Sau khi nhổ răngđau nhức vẫn kéo dài gây khó chịu thì bạn có thể nói với bác sĩ của mình dùng thuốc giảm đau. Cũng như dùng toa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến 2 tuần sẽ hết đau và quen với cảm giác mất răng. Nhưng nếu những triệu chứng như sưng, đau nhiều kèm sốt ho, kéo dài phải thông báo cho bác sĩ biết. Trong một tuần bạn quay lại cắt chỉ nếu có khâu.
Không phải chiếc răng nào bị sâu, đau đớn hoặc tai nạn đều phải nhổ. Vì nhổ răng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xô lệch vị trí của các răng kế cận, hoặc làm tiêu hao xương hàm. Có nhiều răng có thể phục hồi lại được và đảm bảo chức năng cho hàm cũng như các vấn đề phát sinh của cơ thể.
Quyết định nhổ răng phụ thuộc vào bệnh lý nặng hay nhẹ và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau khi mất răng bạn nên suy nghĩ đến việc phục hồi răng bằng mão răng, cầu răng, và cắm Implant để đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ của bạn.


Read more…

Ngăn ngừa sâu răng ở trẻ như thế nào ?

09:15 |

Bệnh sâu răng một căn bệnh răng miệng cực kỳ phổ biến hiện nay và đối tượng bị bệnh đa phần là trẻ em.Bệnh sâu răng mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không kịp điều trị và đề phòng thì nó cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng sau này.
Trẻ có thể bị sâu răng bởi chính thói quen ăn uống không hợp lý như ngậm sữa khi ngủ.Do đó,đường trong sữa sẽ đọng lại trên răng và chuyển hóa thành axit ăn mòn men răng.Lúc đầu sẽ xuất hiện những điểm đen lỗ chỗ và biến màu đó là dấu hiệu hỏng men răng.Nếu không xử lý kip thời sẽ tạo thành sâu răng và trẻ có nguy cơ phải nhổ răng sâu đó…


Làm gì để ngăn ngừa sâu răng?
Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên đưa trẻ đi khám răng ngay từ dịp sinh nhật đầu tiên. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ giải thích cách đánh răng đúng cách và các kỹ thuật làm sạch răng bằng chỉ tơ (nên sử dụng kỹ thuật này khi trẻ đã có ít nhất hai răng). Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn. Đặc biệt, việc đưa trẻ đi khám răng từ nhỏ sẽ giúp các em thấy quen và ít sợ hãi sau này.



Khi trẻ đã mọc đủ răng sữa (thường vào khoảng 2,5 tuổi), bác sĩ sẽ bắt đầu cho dùng florua, giúp làm cứng men răng và đẩy lùi bệnh sâu răng. Sâu răng là bệnh do vi khuẩn và thức ăn đọng lại trên răng gây nên. Khi không được làm sạch, chúng sẽ tạo thành axit ăn mòn men răng cho tới khi thành lỗ sâu. Sử dụng florua thường xuyên sẽ giúp làm cứng men răng và axit khó thâm nhập.
Nếu nước máy không có florua hoặc gia đình sử dụng nước tinh khiết, hãy yêu cầu bác sĩ chỉ định florua. Phần lớn thuốc đánh răng có chứa vi chất này, song không đủ để bảo vệ răng của trẻ. Tuy nhiên, quá nhiều florua có thể gây xỉn răng. Hiện tượng xỉn răng cũng xảy khi sử dụng kháng sinh kéo dài, do một số thuốc dành cho trẻ chứa nhiều đường. Hãy khuyến khích trẻ đánh răng sau khi uống thuốc.
Tập cho trẻ có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Trẻ 2-3 tuổi có thể bắt đầu sử dụng kem đánh răng. Mỗi lần đánh chỉ cần một lượng kem bằng hạt đậu là đủ. Cần đảm bảo rằng trẻ đã khạc hết thuốc ra ngoài.
Khi trẻ mọc răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể đề phòng sâu răng bằng cách bôi một lớp nhựa thông mỏng lên những chiếc răng đen. "Lớp áo bảo vệ" này sẽ ngăn vi khuẩn bám vào những khe hở của răng hàm.
Mặc dù ngành nha khoa đã đạt tới nhiều thành tựu trong việc bảo vệ răng miệng song đó chỉ là một phần nhỏ. Dùng chất bọc răng không có nghĩa là trẻ có thể ăn kẹo vô tư hoặc lười đánh răng hằng ngày. Điều quan trọng vẫn là thực hiện chăm sóc tại nhà.
Phải làm gì nếu trẻ gặp vấn đề răng miệng?
Nếu cha mẹ có xu hướng bị sâu răng hoặc mắc bệnh nướu lợi, đứa con cũng có nguy cơ cao. Đôi khi chăm chỉ vệ sinh răng miệng cũng khó tránh được sâu răng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu trẻ kêu đau răng.



Hiện nay có nhiều chất liệu mới cho phép bác sĩ có nhiều lựa chọn điều trị răng sâu hơn trước đây. Bạc và nhựa thông tổng hợp được xem là chất liệu phổ biến để hàn răng vĩnh viễn. Thuật chỉnh răng có thể tiến hành sớm hơn trước. Vấn đề miệng đầy dây và vòng kim loại đã trở thành dĩ vãng. Các chất liệu nhựa đã thay thế những cái vòng sắt cũ. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để thực hiện những thủ thuật nha khoa phức tạp.
Tóm lại, để bé có được nụ cười rạng rỡ, hãy tích cực chăm sóc và sớm dạy trẻ cách bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cho con đi kiểm tra răng miệng từ nhỏ và khám định kỳ từ 1 đến 3 tháng một lần tại các trung tâm nha khoa uy tín. Hạn chế cho con ăn thực phẩm nhiều đường và đánh răng thường xuyên


Read more…

Răng khôn nên nhổ hay không ?

10:53 |
Răng khôn là răng gây nhiều tranh cãi  vì chức năng của nó mang lại đối với sự phiền toái đi kèm theo.Vì mọc muộn nên tất cả các răng đã cố định xương hàm cứng nên hay mọc lệch,mọc ngầm do bị thiếu chỗ mọc.Vậy nên khi răng khôn mọc thương gây ra các tai biến như viêm lợi trùm,gây viêm túi lợi có mủ và thường gây ra sốt,đau đớn cho người bệnh.Nhưng theo quan niệm từ xưa răng khôn đem lại điềm lành nên mặc dù đau đớn khó khăn trong ăn uống nhưng cũng rất ít người muốn nhổ bỏ răng khôn.




Ở nước ta, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ý thức vệ sinh răng miệng của người dân chưa cao, những hiểu biết cơ bản về các tai biến do răng khôn mọc lệch, chìm còn hạn chế nên có nhiều biến chứng răng khôn.

Thực tế, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng được chỉ định nhổ. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.



Khi viêm nhiễm tái phát, viêm lợi trùm trở thành mãn tính, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét, tư vấn có nên phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, phẫu thuật răng khôn hàm trên thường có các khó khăn và phức tạp do đây là răng nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, răng thường mọc lệch, đôi khi ngầm trong xương.
Hơn nữa, răng khôn hàm trên nằm sát xoang hàm nên khi nhổ răng dễ đẩy chân răng, cuống răng vào xoang hàm trên… Ngay cả khi đã được phẫu thuật bệnh nhân thường có các biến chứng như sưng đau… Vì vậy, răng khôn chỉ nên nhổ răng khôn khi sự có mặt của nang hay u trong thành bao mầm răng khôn, gây biến dạng khuôn mặt; viêm quanh răng khôn lặp lại nhiều lần, tiêu xương ổ răng, tiêu xương kẽ giữa 2 răng… 



Read more…

Nhổ răng có ảnh hưởng đến trí nhớ không

09:38 |
Hiện nay có rất nhiều nguồn tin không có căn cứ cho rằng việc nhổ răng có ảnh hướng đến trí nhớ.Chúng tôi xin khẳng định lại là nhổ răng không hề có ảnh hưởng đến trí nhớ.


Có lẽ mọi người có sự lầm lẫn giữa việc gây tê nhổ răng và gây mê cho các ca phẫu thuật. Đúng là gây mê thì có ảnh hưởng một chút đến trí não, còn gây tê chỉ là chích thuốc tê vào tại chỗ cần nhổ, sau khoảng 1 đến 3 tiếng tùy theo vị trí chích tê mà thuốc sẽ hoàn toàn hết tác dụng. Thuốc gây tê chỉ làm tăng khả năng chịu đau của chúng ta chứ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hệ thần kinh trung ương cả.

Đối với chân răng, vì sao có lúc kêu nhổ, có lúc kêu phải giữ? Việc giữ lại chân răng mang rất nhiều lợi ích nên bác sĩ thường cố hết sức để giữ lại chân răng, tuy nhiên đó là khi chân răng còn tốt, có thể giữ được. Trong trường hợp sâu răng,chân răng đã mục nát thì ta nên nhổ sớm vì để lại sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong miệng



Thứ hai là về việc có nên nhổ hay không. Nếu chỉ làm hàm tháo lắp thì có thể không cần phải nhổ, vì sau này lỡ có gì thì hàm tháo lắp cũng không liên quan gì. Tuy nhiên nếu làm răng sứ cố định thì nên nhổ. Thông thường thì để trồng răng giả cố định, bác sĩ sẽ phải sử dụng luôn các răng thật bên cạnh để làm phần giữ cho nên nếu có gì xảy ra với răng thật này thì có hơi khó khăn. Vì vậy nên bác sĩ mới khuyên anh nhổ răng này đi đề phòng biến chứng về sau.

Và cuối cùng về lý do tuổi tác cũng rất đúng vì càng lớn tuổi thì mạch máu nuôi không còn tốt như lúc trẻ nên khả năng lành thương kém hơn, sức khoẻ để chịu đựng việc nhổ răng cũng không bằng. Vì vậy chúng ta nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.


Read more…

Nhổ răng vào buổi sáng và những điều nên biết

09:34 |
Bạn đã từng đi nhổ răng chưa ? Nếu đã từng thì bạn có để ý rằng đa phần các bác sĩ thường hẹn bạn đến nhổ răng vào buổi sáng không ? Vậy tại sao lại là buổi sáng mà không phải buổi chiều hay buổi tối hoặc đêm.Hãy để chúng tôi giúp bạn làm sáng tỏ điều này nhé.


Nhổ răng buổi sáng hay chiều hoặc tối đều như nhau ở một bệnh nhân bình thường, hoặc trong trường hợp bệnh nhân đau quá cần nhổ gấp thì nhổ ban đêm để giải quyết hết đau còn tốt hơn để chờ đến sáng hôm sau mới nhổ.Nhiều khi nhổ ban đêm còn tốt hơn ban ngày vì sau khi nhổ bệnh nhân ngủ một giấc ngon lành và quên đi cái đau.
Tuy nhiên khi nhổ răng ban đêm nếu gặp răng khó và chảy máu sau khi nhổ thì nữa đêm khuya bệnh nhân có thể sẽ trở lại gọi cửa bác sĩ để xin cấp cứu vì đau hay chảy máu!!!.
Cũng vì thế mà phòng khám nha khoa thường hẹn bệnh nhân đến nhổ răng buổi sáng vì nhiều lý do:
- Buổi sáng thường là bệnh nhân khoẻ hơn sau một đêm dài ngủ ngon giấc. Sau khi nhổ suốt một ngày bệnh nhân có thể được theo dõi để xem có chảy máu nhiều không. Nếu có vấn đề bệnh nhân sẽ quay trở lại khám trong ngày dễ cho các bác sĩ xử lý.



- Buổi sáng nhổ răng tiện cho y tá hơn là bác sĩ vì dụng cụ , kiềm nhổ răng đã thao tác xong còn có thời giờ để hấp khử trùng cho ngày hôm sau.
- Đối với các phòng nha khoa ngoài giờ phải hoạt động về ban đêm thì việc nhổ răng vào ban đêm không có vấn đề gì trở ngại, miễn là bác sĩ phải tiên liệu được các biến chứng sẽ xảy ra để giải quyết an toàn cho bệnh nhân.


Read more…

Sâu răng và những vấn đề liên quan

09:26 |
Theo những quan niệm từ xưa thì cho rằng có một vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với sâu răng, nhưng theo thời gian thì quan niệm này chỉ đúng được một phần còn lại đa phần là phụ thuộc vào môi trường sống bên ngoài.


Một số người thuộc chủng tộc ít sâu răng trở nên nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển, thói quen dinh dưỡng và nền văn hóa khác nơi họ sống trước đó.Xã hội càng phát triển thì bệnh sâu răng lại càng có xu hướng tăng.
1.       Di truyền :
Hiện nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy trẻ em ít bị sâu răng thường cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại và người ta cho rằng sâu răng có ảnh hưởng rất rõ với môi trường gia đình, do thói quen của trẻ được hình thành rất sớm và ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, dinh dưỡng và chăm sóc con của cha mẹ
Một số bệnh lý của người mẹ trong giai đoạn mang thai có liên quan đến tình trạng sâu răng sớm của trẻ. Răng sữa được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 tháng sau khi thụ thai đến lúc sinh, trong đó tất cả thân răng sữa đã được hình thành một phần hoặc đầy đủ.
Hút thuốc, sử dụng chất kích thích và uống rượu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, trẻ sinh ra sớm có cân nặng thấp làm tổn thương hệ miễn dịch, đình trệ sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có sức khỏe răng miệng là một phần không thể tách rời với sự phát triển tổng thể của trẻ.


2.      Tuổi
Người ta nhận thấy bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời, thường từ 4-8 tuổi bị sâu nhiều, ở giai đoạn này những răng sữa bị phá hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11 - 19 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị sâu nhiều.
3.      Phái tính:
Thông thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác nữ còn chức năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết... và nữ mọc răng sớm hơn nam.
4.      Nghề nghiệp:
Tuy chưa được chứng minh rõ ràng chỉ nhận thấy công nhân làm việc ở các nhà máy đường, xí nghiệp bánh kẹo dễ bị sâu răng.



Ảnh hưởng gián tiếp qua đời sống, sinh hoạt và nhận thức của con người, văn hóa càng cao thì nhận thức của con người được nâng cao về mọi mặt. Kinh tế phát triển mọi nhu cầu cũng gia tăng, đặc biệt là mức tiêu thụ đồ ngọt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng. Theo đó các dịch vụ về răng miệng cũng không ngừng tăng theo như nhổ răng sâu,chăm sóc răng,điều trịrăng sâu……


Read more…

Bệnh sâu răng và cách khắc phục

09:53 |
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em, do các bé vẫn chưa có thói quen. Bệnh sâu răng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu bạn không kịp thời phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.




Sâu răng do đâu ? 

Nguyên nhân chính gây sâu răng chính là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám trên thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở,  tạo ra những chấm đen li ti. Đó chính là những lỗ sâu răng. Theo thời gian, những lỗ sâu răng phát triển gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi ăn nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy răng mà con gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.


Cách chữa sâu răng

Nếu bệnh sâu răng của bạn được phát hiện sớm, chưa xuất hiện nhiều lỗ sâu trên bề mặt răng, các nha sĩ sẽ chấm một ít thuốc khử trùng lên bề mặt răng, điều này giúp hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn trên răng. Đây là giải pháp ít tác động đến cấu trúc răng nhất.
Khi răng sâu nặng hơn, nha sĩ sẽ hàn những lỗ răng sâu lại, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công men răng và tủy răng. Một số vật liệu hàn răng thường được sử dụng là: nhựa tổng hợp, amanda, xi-mang silicat.
Khi răng đã chết tủy, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạc sĩ phải nhổ chiêc răng sâu đó. Sau khi nhổ răng sâu, bạn nên trồng lại chiếc răng mới bằng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tự tin khi giao tiếp và hạn chế quá trình tiêu xượng.


Read more…

Quy trình nhổ răng

11:03 |


Kỹ thuật nhổ răng trải quá các bước đơn giản, đảm bảo  đúng nguyên tắc không gây nhiễm trùng và đau đớn cho bệnh nhân.




Bước 1: Dụng cụ phẫu thuật phải được hấp  với lò hấp Autoclave và bảo quản kỹ trong bao đóng gói dụng cụ.

Bước 2 : Sát khuẩn vùng miệng và vùng răng cần nhổ

Bước 3: Gây tê vùng cần nhổ.

Bước 4: Rạch nướu mở rộng phẩu trường 

Bước 5: Tùy theo vị trí răng mọc để quyết định có cần khoan xương hay không

Bước 6: Sau khi nhổ răng ra cần tiến hành khâu vết mổ lại.


Read more…

Những điều cần chú ý sau khi nhổ răng

10:58 |
Thông thường, mất khoảng 1 tuần để vết thương bình phục. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào việc bạn chăm sóc vết thương có tốt không. Tuyệt đối không hút thuốc ít nhất 24 giờ sau khi nhổ. Tuân theo những chỉ dẫn hậu phẫu cụ thể của nha sĩ.

Bạn sẽ sưng nhẹ ở vùng nhổ răng, trong khoảng 2, 3 ngày, đôi khi 1 tuần. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, không nên lo lắng.
Kết quả của việc Nhổ răng
Trừ trường hợp nhổ răng khôn, những trường hợp nhổ răng còn lại như nhổ răng sâu... các bạn nên có răng giả để lấp vào khoảng trống do nhổ răng gây ra.

Read more…

Những biện pháp phòng tránh sâu răng

09:13 |
Sâu răng gây nên bởi các vi khuẫn có sẵn trong miệng, vi khuẫn làm lên men các chất bột và đường có nhiều loại nhưng streptococcus mutans là thủ phạm chính, nó hiện diện trong môi trường miệng của tất cả mọi người. Nhưng nếu không có các yếu tố khác thì không có sâu răng đó là men và ngà răng, thức ăn có chất bột và đường. Như vậy sâu răng là một mắc xích với 3 yếu tố đó là: Vi khuẫn - Thức ăn – Men và ngà răng.



Dưới đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn giảm lượng axit do vi khuẩn tạo ra để có một hàm răng chắc khỏe
  1.             Ăn đa dạng, cân bằng và điều độ các thức ăn tốt cho sức khỏe của cơ thể cũng như cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của răng miệng.
    2.      Hạn chế ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút sau khi bạn ăn.
    3.      Giảm các loại nước hoa quả, nước giải khát có chứa đường, trà và cà phê chứa đường. Hãy hạn chế thời gian uống những loại nước ngọt này.
    4.      Uống nước có chứa florua nếu có thể. Nước làm sạch răng và florua chống lại bệnh sâu răng hữu hiệu.
    5.      Tránh ăn đường, mút kẹo và những thức ăn chứa nhiều đường. Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng.
    6.      Không nên cho trẻ nhỏ uống nhiều nước hoa quả mà nên thay vào đó là cho các bé uống sữa. Nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh cùng với cacborn hydrate có trong nước ngọt khiến cho răng trẻ dễ bị sâu.
    7.      Hãy đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để hạn chế sự tồn tại của mảng báo nơi chứa vi khuẩn tiết ra axit có hại cho răng. Nếu bạn không đánh răng được đều đặn sau mỗi bữa thì nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua.
    8.      Súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng. Nếu mảng bám vẫn tồn tại sẽ gây ra các bệnh về nướu răng, viêm lợi và các lỗ hổng trong răng.
    9.      Nếu trước đây bạn có thói quen hút thuốc thì giờ là lúc nên thôi không hút nữa. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sâu răng và làm hơi thở có mùi khó chịu.
    10.  Hãy thường xuyên kiểm tra răng ở nha sĩ để có cách chăm sóc răng tốt nhất .Nếu có răng bị sâu mà còn khả năng chữa được thì hãy đến các trung tâm nha khoa đnhổ răng sâu đó tránh việc bị lan sang các răng khác

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn luôn tự tin khi giao tiếp.Hãy luôn để ý tới sức khỏe răng miệng bạn nhé! 
Read more…