Bệnh sâu răng một căn bệnh răng miệng
cực kỳ phổ biến hiện nay và đối tượng bị bệnh đa phần là trẻ em.Bệnh sâu răng
mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không kịp điều trị và đề phòng thì nó cũng sẽ
gây ra nhiều vấn đề về răng miệng sau này.
Trẻ có thể bị sâu răng bởi chính thói quen ăn uống không
hợp lý như ngậm sữa khi ngủ.Do đó,đường trong sữa sẽ đọng lại trên răng và
chuyển hóa thành axit ăn mòn men răng.Lúc đầu sẽ xuất hiện những điểm đen lỗ
chỗ và biến màu đó là dấu hiệu hỏng men răng.Nếu không xử lý kip thời sẽ tạo
thành sâu răng và trẻ có nguy cơ phải
nhổ răng sâu đó…
Làm gì để ngăn ngừa sâu răng?
Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên đưa trẻ đi khám răng
ngay từ dịp sinh nhật đầu tiên. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ giải thích cách
đánh răng đúng cách và các kỹ thuật làm sạch răng bằng chỉ tơ (nên sử dụng kỹ
thuật này khi trẻ đã có ít nhất hai răng). Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện
sớm các sự cố tiềm ẩn. Đặc biệt, việc đưa trẻ đi khám răng từ nhỏ sẽ giúp các
em thấy quen và ít sợ hãi sau này.
Khi trẻ đã mọc đủ răng sữa (thường vào khoảng 2,5 tuổi),
bác sĩ sẽ bắt đầu cho dùng florua, giúp làm cứng men răng và đẩy lùi bệnh sâu
răng. Sâu răng là bệnh do vi khuẩn và thức ăn đọng lại trên răng gây nên. Khi
không được làm sạch, chúng sẽ tạo thành axit ăn mòn men răng cho tới khi thành
lỗ sâu. Sử dụng florua thường xuyên sẽ giúp làm cứng men răng và axit khó thâm
nhập.
Nếu nước máy không có florua hoặc gia đình sử dụng nước
tinh khiết, hãy yêu cầu bác sĩ chỉ định florua. Phần lớn thuốc đánh răng có
chứa vi chất này, song không đủ để bảo vệ răng của trẻ. Tuy nhiên, quá nhiều
florua có thể gây xỉn răng. Hiện tượng xỉn răng cũng xảy khi sử dụng kháng sinh
kéo dài, do một số thuốc dành cho trẻ chứa nhiều đường. Hãy khuyến khích trẻ
đánh răng sau khi uống thuốc.
Tập cho trẻ có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Trẻ 2-3 tuổi có thể bắt đầu sử dụng kem đánh
răng. Mỗi lần đánh chỉ cần một lượng kem bằng hạt đậu là đủ. Cần đảm bảo rằng
trẻ đã khạc hết thuốc ra ngoài.
Khi trẻ mọc răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể đề phòng sâu
răng bằng cách bôi một lớp nhựa thông mỏng lên những chiếc răng đen. "Lớp
áo bảo vệ" này sẽ ngăn vi khuẩn bám vào những khe hở của răng hàm.
Mặc dù ngành nha khoa đã đạt tới nhiều thành tựu trong
việc bảo vệ răng miệng song đó chỉ là một phần nhỏ. Dùng chất bọc răng không có
nghĩa là trẻ có thể ăn kẹo vô tư hoặc lười đánh răng hằng ngày. Điều quan trọng
vẫn là thực hiện chăm sóc tại nhà.
Phải làm gì nếu trẻ gặp vấn đề răng
miệng?
Nếu cha mẹ có xu hướng bị sâu răng hoặc mắc bệnh nướu
lợi, đứa con cũng có nguy cơ cao. Đôi khi chăm chỉ vệ sinh răng miệng cũng khó
tránh được sâu răng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu trẻ kêu đau răng.
Hiện nay có nhiều chất liệu mới cho phép bác sĩ có nhiều
lựa chọn
điều trị răng sâu hơn trước
đây. Bạc và nhựa thông tổng hợp được xem là chất liệu phổ biến để hàn răng vĩnh
viễn. Thuật chỉnh răng có thể tiến hành sớm hơn trước. Vấn đề miệng đầy dây và
vòng kim loại đã trở thành dĩ vãng. Các chất liệu nhựa đã thay thế những cái
vòng sắt cũ. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để thực
hiện những thủ thuật nha khoa phức tạp.
Tóm lại, để bé có được nụ cười rạng rỡ, hãy tích cực chăm
sóc và sớm dạy trẻ cách bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cho con đi kiểm tra răng
miệng từ nhỏ và khám định kỳ từ 1 đến 3 tháng một lần tại các trung tâm nha
khoa uy tín. Hạn chế cho con ăn thực phẩm nhiều đường và đánh răng thường xuyên