Trước tiên hãy thử khắc phục điểm áp lực bằng cách cọ xát một cục đá nhỏ vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm mất đi cảm giác đau nhanh. Chườm đá lạnh 2 bên má, Dùng đá lạnh chườm ở các bên của khuôn mặt nơi có răng bị đau giúp giảm đau nhức răng và sưng hiệu quả.
Nước chanh cũng có tác dụng đáng kể trong việc giảm đau, tốt cho răng và nướu. Dùng nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau nhanh vì tính axit trong chanh ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan. Đó là lý do vì sao chanh rất tốt trong việc giảm đau và kháng viêm.
Pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay tức khắc và tạm thời không bị chứng đau răng hành hạ.
Nghiền nát tỏi khô trộn thêm một ít muối sau đó đắp lên vị trí răng bị đau giúp giảm đau răng nhanh và chữa lành các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.
Xắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Cách chữa đau răng này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Khi bị đau răng, chỉ cần ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.
Sử dụng củ gừng rất tốt cho việc giảm đau răng. Gừng là có tính kháng viêm vì vậy khi bị đau răng bạn có thể dùng một củ gừng vừa đủ, giã nát rồi đắp lên vị trí răng bị đau vài lần sẽ đỡ. Gừng là loại gia vị có trong căn bếp của mỗi gia đình, gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao.
>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ có đau không
Trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành chứng viêm nướu. Cách đơn giản nhất là nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày bởi trà xanh có khả năng chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt.
Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng tương tự như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm cơn đau nhức răng, nướu. Hoặc đơn giản hơn, người bị đau răng có thể nhai hành tây trong khoảng 3 phút, cách này sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong miệng và làm giảm cơn đau ngay lập tức.
Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút để làm dịu cơn đau nhưng lưu ý tuyệt đối không được uống. Bên cạnh đó, nhai lá cây ổi đã rửa sạch cũng giúp giảm triệu chứng đau răng. Lá ổi có chứa hợp chất astringents hợp chất này làm cho nướu răng của bạn chặt chẽ hơn, sáng hơn và làm giảm đau nhức răng.
Dùng quả vải cùng một ít muối đốt thành than, sau đó nghiền ra bột mịn xát vào vị trí răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm
Những mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc trên tuy hiệu quả nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Để nói lời tạm biệt vĩnh viễn với nỗi ám ảnh từ răng sâu, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sỹ giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa trị.
Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày nhằm phòng tránh đau răng. Để ngăn ngừa các bệnh về răng, nên dùng phương pháp đánh răng theo chiều ngang và dọc, sao cho hướng của bàn chải cùng hướng với răng, như vậy vừa có thể làm sạch vừa có thể massage cho răng, cải thiện tuần hoàn dịch máu của các tổ chức xung quanh, giảm đau do bệnh về răng gây ra.
Bạn có thể dùng nước muối ấm hoặc một loại đồ uống có rượu mạnh hoặc nước súc miệng có chứa rượu để giảm đau và chống nhiễm trùng lợi hiệu quả
>>> xem thêm: chi phí trám răng thẩm mỹ
Nâng cao đầu: nâng cao đầu của bạn có thể làm giảm áp lực của răng bị ảnh hưởng và khu vực xung quanh của nó, làm giảm sự đau đớn.
* Cạo vôi răng giúp bạn hết bị viêm nướu chảy máu chân răng, hôi miệng, tụt nướu, mòn cổ răng
* Trám răng, nhổ răng sâu giúp răng không còn bị ê buốt, bảo vệ răng bên cạnh không bị lây nhiễm sâu răng, bảo tồn chân răng.
* Nhổ răng khôn mọc lệch (răng số 8 mọc trong cùng) giúp bạn vệ sinh răng tốt hơn, răng khôn mọc lệch hay gây ra viêm nướu (do vệ sinh không được) gây đau khi ăn nhai.
* Nếu có dấu hiệu há miệng đau quai hàm, mỏi quai hàm đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm.