Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi. Tụt lợi có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý và gây ra sự mất thẩm mỹ rất lớn. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi mà các bạn nên biết để có thể biết rõ nguyên nhân, hậu quả và cách tự chăm sóc khi bị tụt lợi chân răng bên cạnh sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ chuyên khoa răng.
Những điều cần biết về bệnh tụt lợi
Nguyên nhân của bệnh tụt lợi
- Nguyên nhân sinh lý:
– Do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi, tuy chải răng rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của lợi nhưng chải răng quá mạnh và sai kỹ thuật sẽ dẫn đến bị tụt lợi.
– Mức độ tụt lợi phụ thuộc vào vị trí của răng trên cùng hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng.
– Phanh niêm mạc bám sai vị trí thường làm lợi bong khỏi vị trí của nó và dẫn đến tụt lợi.
- Nguyên nhân bệnh lý:
– Viêm lợi, viêm quanh răng sẽ dẫn đến tụt lợi.
– Một số tổn thương gây ra bởi virus.
– Các phương pháp điều trị viêm quanh răng cũng có thể gây tụt lợi.
>>> xem thêm: cách làm sạch cao răng
Hậu quả khi bị tụt lợi
- Mất men răng và cement chân răng: có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột sau khi bị tụt lợi, nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng còn có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. Mất độ mòn men răng thường chậm hơn mòn cement chân răng vì men răng cứng và dày hơn;
- Gây ê buốt răng: Hậu quả của mòn răng là ê buốt răng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị viêm tủy răng do mòn quá mức;
- Về cấu trúc răng, thường có 10% răng bị hở ngà tự nhiên vì men răng và cement chân răng không gặp nhau ở cổ răng, vùng này rất dễ bị mòn do chải răng khi chải răng do bị tụt lợi;
- Một số răng có vùng lợi bám dính hẹp, nếu vùng lợi bám dính này giảm đi do tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ và bảo vệ cổ răng, cổ răng và chân răng sẽ bị mòn dẫn đến các chấn thương về răng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Lợi tụt làm hở chân răng, đặc biệt đối với các răng cửa và răng nanh sẽ làm giảm thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.
>>> xem thêm: viêm chân răng số 8
Cách tự chăm sóc răng tụt lợi
Để giảm những hậu quả do bệnh tụt lợi mang lại, cần có nhiều biện pháp chăm sóc can thiệp. Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị của bác sỹ chuyên khoa răng tại phòng khám, bản thân bệnh nhân cần có chế độ tự chăm sóc cho bản thân mình, cụ thể:
- Nên đi khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng, và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng đồng thời để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị sớm nếu có nguy cơ bị tụt lợi.
- Chải răng: Chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn men răng và ngà răng. Khi chải răng nên chải hất về phía mặt nhai và rìa cắn để tránh mòn răng. Tốt nhất nên dùng nước ấm để chải răng nhé.
- Dùng chỉ nha khoa: để làm sạch sâu các kẽ răng hạn chế tình trạng viêm răng dẫn đến bị tụt lợi.
- Kem chải răng: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đa dạng, bạn nên chọn loại kem chải răng có chứa fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn.
- Nước súc miệng: Người bị tụt lợi nên dùng loại nước súc miệng có chứa: chlorhexidine, sodium fluoride, potassium nitrate có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.
- Chế độ ăn: hạn chế những loại nước hoa quả như nước chanh, cam, hay nước ngọt có ga, sữa chua sẽ làm tăng cảm giác buốt răng.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi mà các bạn nên biết. Chính bạn sẽ là người chăm sóc sức khỏe bản thân mình tốt nhất nếu có phương pháp và cách thức chăm sóc phù hợp. Một hàm răng trắng đẹp, một nụ cười rạng rỡ sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin, thu hút và quyến rũ của bạn đấy.