Không thể phủ nhận, phương pháp niềng răng mặt trong có ưu điểm tuyệt vời, đó là tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều yếu điểm:
– Quá khó thực hiện: khi tiến hành niềng, nha sĩ phải tiến hành gắn các dây cung và mắc cài trên răng bạn, gắn trên bề mặt răng đã khó, gắn vào mặt trong còn khó hơn gấp nhiều lần. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến dây xiết quá chặt (gây đau đớn, khó chịu) hoặc lỏng (răng không di chuyển).
– Bất tiện khi ăn nhai: nhiều khách hàng đã phàn nàn rằng, niềng răng mặt trong làm họ ăn nhai vô cùng khó khăn, trong mấy ngày đầu cứ ăn là lại đau, ăn không ngon miệng. Hiện tượng này là do mắc cài răng chạm vào lưỡi, và nó sẽ liên tục gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng.
– Bất tiện khi nói chuyện: đeo niềng răng thường đã khiến bạn bị cộm, đau khi nói chuyện rồi, nhưng đeo niềng răng mặt trong sẽ còn khó chịu nữa. Như đã nói ở trên, dây cung và mắc cài rất dễ chạm vào lưỡi, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm của bạn.
– Bất tiện khi vệ sinh: khi đeo niềng răng mặt trong, bạn rất khó vệ sinh cũng như nhìn thấy các vụn thức ăn thừa giắt trên niềng, vì vậy nguy cơ hôi miệng, viêm lợi trong quá trình niềng là rất cao.
– Giá quá cao: hãy làm một phép so sánh nhỏ về giá như sau. Niềng răng mắc cài cổ điển và niềng răng mặt trong đều sử dụng chất liệu mắc cài, dây cung giống hệt nhau, tuy nhiên:
Niềng răng mắc cài cổ điển có giá từ 15 – 18 triệu đồng hoặc từ 20 – 25 triệu đồng (tại một số phòng khám khác trên thị trường).
Niềng răng mắc cài mặt trong có giá tư 75 – 80 triệu đồng. Liệu có thực sự đáng tiền không?
Nếu bạn thực sự muốn chỉnh nha thẩm mỹ, tiện lợi, Nha khoa Quốc tế Việt Đức khuyên bạn nên cân nhắc đến phương án niềng răng không mắc cài Invisalign. Invisalign là một hệ thống khay “vô hình” ôm sát lấy thân răng, giúp kéo và chỉnh răng từ từ. Khay Invisalign cũng có thể tháo ra khi ăn, vệ sinh răng, vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về tính tiện lợi của nó.