Trám răng đã không còn là một dịch vụ nha khoa xa lạ. Việc răng trở nên nhạy cảm đi kèm theo những cơn đau nhức sau khi trám cũng là hiện tượng phổ biến. Nhức răng sau khi trám có thể là do răng nhạy cảm với áp lực, với không khí, thức ăn ngọt hay nhiệt độ…hoặc do quy trình trám không đúng kỹ thuật, vết sâu không được nạo sạch hoặc không thực hiện nội nha lấy tủy một khi tủy đã bị viêm. Thông thường, độ nhạy này sẽ giảm dần và biến mất trong vòng một vài tuần.
Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ cần tránh những điều có thể tác động đến răng trám và thuốc giảm đau nói chung là không cần thiết.
Trong trường hợp hiện tượng nhức răng sau khi trám không giảm dần trong 2-4 tuần thì bạn nên liên hệ với nha sỹ. Bác sỹ có thể khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc đề nghị thủ tục nha khoa khác để trị vấn đề gốc rễ của cơn đau.
► Biểu hiện bình thường sau khi trám răng:
>>> xem thêm: kiêng gì sau khi hàn răng
– Cơn đau khi cắn: Cơn đau này nhận thấy ngay sau khi gây tê biến mất và còn tiếp tục theo thời gian. Trong trường hợp này, vết trám không đúng khớp cắn và bạn cần đến nha sĩ để chỉnh lại hình dạng phần trám răng.
– Đau khi chạm vào răng: Đây là cơn đau rất sắc xảy ra khi các răng chạm vào nhau. Tuy nhiên nó sẽ tự động biến mất trong một khoảng thời gian ngắn
– Đau răng cận bên: Cơn đau đến từ răng bên cạnh răng đã trám. Đây không phải là cơn đau đặc biệt, chỉ là tín hiệu đau chạy dọc theo hàm và sẽ giảm trong 1-2 tuần.
► Các trường hợp nhức răng sau khi trám bất thường
– Đau như cơn đau sâu răng: Bởi vì có một số trường hợp lỗ sâu răng được trám thực chất đã phân rã rát sâu và các mô không còn khỏe mạnh mà trước khi trám không phát hiện ra. Điều trị tủy răng sẽ được yêu cầu trong trường hợp này.
– Vết trám răng xấu đi do áp lực liên tục từ nhai, nghiền, siết chặt khiến các chất liệu trám mẻ, mòn đi. Nếu liên kết giữa men răng và chất trám bị phá vỡ thì thức ăn và vi khuẩn tích tụ có thể sẽ gây sâu răng, nhiễm trùng hoặc áp xe.
– Vật liệu làm đầy hết hạn hoặc gây dị ứng dẫn đến tác dụng phụ, phản ứng với ngà răng gây nhức răng sau khi trám.
>>> xem thêm: lưu ý sau khi trám răng
– Chẩn đoán và quy trình thực hiện không chuẩn xác: khoang răng cần trám bị nứt, lỗ răng quá lớn không đủ cơ cấu răng còn lại để trám (trường hợp này phải sử dụng đến bọc răng) nhưng vẫn thực hiện khiến vật liệu trám rơi ra. Quá trình khử trùng lỗ răng trước khi trám không cẩn thận. Chẩn đoán sai và sử dụng vật liệu trám răng không tương thích. Không chụp X-quang cẩn thận để phát hiện hết các vấn đề đặc biệt là sâu răng quá nhiều gây ảnh hưởng đến vết trám.